Lương Thượng Yến
Chương 1
Năm Vạn Huy thứ mười lăm, đất Yến Châu gặp đại hồng thủy.
Sau trận lụt, Thánh thượng hạ lệnh tịch thu gia sản nhà họ Thẩm, ba mươi lăm mạng người trong nhà đều bị bán đi biệt xứ.
May thay ở huyện Tần có một vị cai ngục họ Trần, là biểu đệ xa của mẹ ta, theo bối phận ta phải gọi ông ấy một tiếng “biểu cữu”.
Biểu cữu lúc nhỏ từng được hứa hôn với mẹ ta, cũng từng chịu ơn nhà họ Thẩm.
Bởi mối duyên cớ này, sau khi hay tin, đêm đó ông ấy liền tức tốc đến kinh thành, bỏ ra chín mươi lượng bạc mua ta và muội muội từ tay nha dịch.
Trần biểu cữu đưa chúng ta về nhà ông ấy ở huyện Tần.
Ông dặn dò vợ mình: “Bọn nó đều là tiểu thư khuê các, tuy nay sa cơ lỡ vận, nhưng không phải nô bộc trong nhà ta, sau này vẫn phải đối xử tử tế như con cháu trong nhà.”
Biểu thẩm gật đầu vâng dạ, không chỉ dọn dẹp một gian phòng sạch sẽ cho hai tỷ muội ta ở, mà còn đặc biệt mua thêm một tiểu nha hoàn chăm lo ăn mặc, sinh hoạt thường ngày cho chúng ta.
Muội muội Nghi Nhi năm ấy tám tuổi, là một tiểu cô nương động một chút là rơm rớm nước mắt.
Nửa đêm canh ba, con bé thường ngậm chiếc răng sữa chưa thay hết cắn góc chăn, thút thít nức nở.
Ta vén chăn của nó lên hỏi: “Lại khóc cái gì?”
Nó rụt rè đáp: “Muội nhớ di nương.”
“Di nương” trong miệng Nghi Nhi chính là mẹ đẻ của nó, Vương di nương.
Ta bảy tuổi thì mẹ qua đời, cha sợ dòng dõi nhà họ Thẩm đơn bạc, liền lần lượt cưới thêm ba vị di nương.
Thế nhưng trong ba vị di nương ấy, chỉ có Vương di nương sinh hạ được một nữ nhi.
Mà trong trận họa bất ngờ từ trên trời rơi xuống này, ba vị di nương cũng đều bị nha dịch đem bán đi nơi nào không rõ.
Biểu cữu chỉ là một cai ngục, có thể bảo toàn được hai tỷ muội ta đã là không dễ dàng.
Ta không thể xa xỉ cầu ông ấy cứu được tất cả mọi người trong nhà họ Thẩm.
Trước đại nạn, cho dù là m.á.u mủ tình thân, cũng chỉ có thể tự gánh vác số mệnh của riêng mình.
“Đừng nghĩ nữa, nghĩ cũng vô dụng.”
“Nhưng mà tỷ tỷ, muội không ngủ được.”
“Ngủ không được thì dậy đọc sách luyện chữ.”
Cha lúc sinh thời, vẫn luôn dạy dỗ hai tỷ muội ta như nam nhi, chưa từng bắt ép chúng ta học may vá, thêu thùa, ngược lại thường xuyên dặn dò chúng ta phải chuyên tâm trau dồi học vấn.
Bởi vậy, mỗi khi đêm khuya khó ngủ, ta liền châm đèn, vừa chỉ bài cho Nghi Nhi, vừa đọc sách vở mà biểu cữu mua cho chúng ta.
Biểu cữu vô cùng săn sóc chúng ta, ăn mặc, chi tiêu đều tận lực lo chu toàn, lúc ra ngoài làm việc cũng không quên dặn dò biểu thẩm đủ điều, sợ chúng ta chịu uất ức dù chỉ nửa phần.
Nhưng biểu thẩm là người có tâm địa khó lường.
Ban đầu bà ấy còn tỏ ra hòa nhã với chúng ta, nhưng hoa nào nở trăm ngày, dần dà, bà ấy liền sinh ra vài phần oán trách.
Nhất là khi biểu cữu rời nhà, bà ấy cố ý cắt xén chi tiêu của chúng ta, quần áo cho mặc đồ cũ, cơm nước thì đưa đồ nguội, lại còn thường xuyên bắt bẻ lỗi lầm của nha hoàn mà mắng nhiếc bóng gió.
“Đồ ăn hại, còn bày đặt ra vẻ tiểu thư khuê các với ta à?!"
“Ta khuyên ngươi nên tự hiểu lấy thân phận của mình, chọc giận ta, vài gậy đánh đuổi ra ngoài gả cho tên nhà quê nào đó, xem ngươi còn vênh váo được mấy ngày!"
“Lớn thì tâm địa rắn rết, nhỏ thì õng ẹo ra vẻ, hừ! Thật tưởng ta không nhìn ra mấy trò mèo của các ngươi sau lưng ta sao?”
…
Bà ấy chống nạnh đứng trước cửa sổ phòng ta mồm năm miệng mười mắng chửi, dọa Nghi Nhi sợ hãi núp sau lưng ta, hai vai nhỏ run lẩy bẩy, sợ hãi đến mức không dám khóc thành tiếng.
Đợi bà ấy đi rồi, Nghi Nhi rưng rưng nước mắt ngẩng đầu nói với ta: “Tỷ tỷ, muội không thích biểu thẩm.”
Ta xoa đầu nó:
“Biểu cữu có lòng tốt cưu mang, chúng ta vạn lần không thể khiến ông ấy lạnh lòng, càng không thể vì mấy chuyện vụn vặt này mà khiến ông ấy phiền lòng. Giờ chúng ta ăn của nhà họ Trần, ở nhà họ Trần, cho dù biểu thẩm có trách mắng cũng là lẽ thường tình, nhưng nếu muội vì thế mà sinh lòng oán hận, vậy chính là vong ân bội nghĩa.”
“Có phải chỉ khi nào biểu cữu ở nhà, chúng ta mới có ngày tháng tốt đẹp hay không?”
“Ngốc ạ, dựa núi dựa sông, không bằng dựa vào chính mình, biểu cữu cũng có nỗi khổ tâm của ông ấy.”
Mùa đông năm ấy, biểu cữu bị nha môn phái đi công cán tận Thanh Châu cách xa ngàn dặm, mãi đến tận cuối xuân năm sau mới trở về.
Sau trận lụt, Thánh thượng hạ lệnh tịch thu gia sản nhà họ Thẩm, ba mươi lăm mạng người trong nhà đều bị bán đi biệt xứ.
May thay ở huyện Tần có một vị cai ngục họ Trần, là biểu đệ xa của mẹ ta, theo bối phận ta phải gọi ông ấy một tiếng “biểu cữu”.
Biểu cữu lúc nhỏ từng được hứa hôn với mẹ ta, cũng từng chịu ơn nhà họ Thẩm.
Bởi mối duyên cớ này, sau khi hay tin, đêm đó ông ấy liền tức tốc đến kinh thành, bỏ ra chín mươi lượng bạc mua ta và muội muội từ tay nha dịch.
Trần biểu cữu đưa chúng ta về nhà ông ấy ở huyện Tần.
Ông dặn dò vợ mình: “Bọn nó đều là tiểu thư khuê các, tuy nay sa cơ lỡ vận, nhưng không phải nô bộc trong nhà ta, sau này vẫn phải đối xử tử tế như con cháu trong nhà.”
Biểu thẩm gật đầu vâng dạ, không chỉ dọn dẹp một gian phòng sạch sẽ cho hai tỷ muội ta ở, mà còn đặc biệt mua thêm một tiểu nha hoàn chăm lo ăn mặc, sinh hoạt thường ngày cho chúng ta.
Muội muội Nghi Nhi năm ấy tám tuổi, là một tiểu cô nương động một chút là rơm rớm nước mắt.
Nửa đêm canh ba, con bé thường ngậm chiếc răng sữa chưa thay hết cắn góc chăn, thút thít nức nở.
Ta vén chăn của nó lên hỏi: “Lại khóc cái gì?”
Nó rụt rè đáp: “Muội nhớ di nương.”
“Di nương” trong miệng Nghi Nhi chính là mẹ đẻ của nó, Vương di nương.
Ta bảy tuổi thì mẹ qua đời, cha sợ dòng dõi nhà họ Thẩm đơn bạc, liền lần lượt cưới thêm ba vị di nương.
Thế nhưng trong ba vị di nương ấy, chỉ có Vương di nương sinh hạ được một nữ nhi.
Mà trong trận họa bất ngờ từ trên trời rơi xuống này, ba vị di nương cũng đều bị nha dịch đem bán đi nơi nào không rõ.
Biểu cữu chỉ là một cai ngục, có thể bảo toàn được hai tỷ muội ta đã là không dễ dàng.
Ta không thể xa xỉ cầu ông ấy cứu được tất cả mọi người trong nhà họ Thẩm.
Trước đại nạn, cho dù là m.á.u mủ tình thân, cũng chỉ có thể tự gánh vác số mệnh của riêng mình.
“Đừng nghĩ nữa, nghĩ cũng vô dụng.”
“Nhưng mà tỷ tỷ, muội không ngủ được.”
“Ngủ không được thì dậy đọc sách luyện chữ.”
Cha lúc sinh thời, vẫn luôn dạy dỗ hai tỷ muội ta như nam nhi, chưa từng bắt ép chúng ta học may vá, thêu thùa, ngược lại thường xuyên dặn dò chúng ta phải chuyên tâm trau dồi học vấn.
Bởi vậy, mỗi khi đêm khuya khó ngủ, ta liền châm đèn, vừa chỉ bài cho Nghi Nhi, vừa đọc sách vở mà biểu cữu mua cho chúng ta.
Biểu cữu vô cùng săn sóc chúng ta, ăn mặc, chi tiêu đều tận lực lo chu toàn, lúc ra ngoài làm việc cũng không quên dặn dò biểu thẩm đủ điều, sợ chúng ta chịu uất ức dù chỉ nửa phần.
Nhưng biểu thẩm là người có tâm địa khó lường.
Ban đầu bà ấy còn tỏ ra hòa nhã với chúng ta, nhưng hoa nào nở trăm ngày, dần dà, bà ấy liền sinh ra vài phần oán trách.
Nhất là khi biểu cữu rời nhà, bà ấy cố ý cắt xén chi tiêu của chúng ta, quần áo cho mặc đồ cũ, cơm nước thì đưa đồ nguội, lại còn thường xuyên bắt bẻ lỗi lầm của nha hoàn mà mắng nhiếc bóng gió.
“Đồ ăn hại, còn bày đặt ra vẻ tiểu thư khuê các với ta à?!"
“Ta khuyên ngươi nên tự hiểu lấy thân phận của mình, chọc giận ta, vài gậy đánh đuổi ra ngoài gả cho tên nhà quê nào đó, xem ngươi còn vênh váo được mấy ngày!"
“Lớn thì tâm địa rắn rết, nhỏ thì õng ẹo ra vẻ, hừ! Thật tưởng ta không nhìn ra mấy trò mèo của các ngươi sau lưng ta sao?”
…
Bà ấy chống nạnh đứng trước cửa sổ phòng ta mồm năm miệng mười mắng chửi, dọa Nghi Nhi sợ hãi núp sau lưng ta, hai vai nhỏ run lẩy bẩy, sợ hãi đến mức không dám khóc thành tiếng.
Đợi bà ấy đi rồi, Nghi Nhi rưng rưng nước mắt ngẩng đầu nói với ta: “Tỷ tỷ, muội không thích biểu thẩm.”
Ta xoa đầu nó:
“Biểu cữu có lòng tốt cưu mang, chúng ta vạn lần không thể khiến ông ấy lạnh lòng, càng không thể vì mấy chuyện vụn vặt này mà khiến ông ấy phiền lòng. Giờ chúng ta ăn của nhà họ Trần, ở nhà họ Trần, cho dù biểu thẩm có trách mắng cũng là lẽ thường tình, nhưng nếu muội vì thế mà sinh lòng oán hận, vậy chính là vong ân bội nghĩa.”
“Có phải chỉ khi nào biểu cữu ở nhà, chúng ta mới có ngày tháng tốt đẹp hay không?”
“Ngốc ạ, dựa núi dựa sông, không bằng dựa vào chính mình, biểu cữu cũng có nỗi khổ tâm của ông ấy.”
Mùa đông năm ấy, biểu cữu bị nha môn phái đi công cán tận Thanh Châu cách xa ngàn dặm, mãi đến tận cuối xuân năm sau mới trở về.