Nhân Gian Đệ Nhất Cấm Kỵ

Chương 63



"Toàn là chuyện về sức khỏe của em, sợ em ngủ quên không tỉnh lại".

Hải Đường có chút buồn bã nói: "Đều là lỗi của em cả, từ nhỏ em đã không khỏe, ăn bao nhiêu cũng chẳng có ích gì."

"Em chỉ là hơi gầy chút thôi, thân thể không có vấn đề gì lớn. Chỉ cần ăn thêm thực phẩm bổ sung là sẽ ổn thôi!"

Thiệu Tử Long nhỏ giọng an ủi.

Hai Duing am i, cui dau an may mieng khoai lang nung, tam trang cua co be lap tuc tot len, co be lan luet ke

cho chúng tôi nghe những chuyện cũ.

Cô bé nhớ được rất nhiều thứ, nhưng tất cả đều mơ hồ. Chúng tôi chỉ đành chắp ghép và phác thảo ra một bản sơ bộ về quá khứ.

Từ những dấu hiệu khác nhau có thể thấy cha mẹ Hải Đường hẳn đều là người trong hàng, nhưng vì lý do nào đó họ không muốn bộc lộ thân phận phong thủy sư nên thường làm những công việc đồng áng, không khác gì những người nông dân bình thường.

"Cha mẹ em là người gốc trong thôn à?" Tôi hỏi Hải Đường.

Chiếu theo những gì chúng tôi đã dò hỏi trước đây, Thạch Môn thôn là một địa phương cực kỳ khép kín, đặc biệt là luôn cưới gả với người trong thôn. Cũng có nhưng cực kỳ hiểm hoi nhưng cô gái được phép kết hôn với người bên ngoài.

"Mẹ em ở đây, còn bố em là người ngoại tỉnh." Hải Đường mỉm cười nói: "Em từng nghe mẹ nói bố đến đây du lịch gặp mẹ, sau đó cảm thấy cuộc sống trong thôn yên tĩnh, thư thái nên cứ như vậy ở lại."

"Đúng là duyên phận." Thiệu Tử Long và tôi cùng cười.

Nhưng điều này cũng phần nào chứng thực suy đoán, có lẽ người biết bùa chú là cha của Hải Đường, vì lý do nào đó mà ông muốn tránh xa cuộc sống bên ngoài và thôn Thạch Môn là một lựa chọn không tổi.

Còn về phần mẹ của Hải Đường, có thể sau những năm tháng chung sống bà đã học được phần nào từ cha cô bé.

Cả hai vợ chồng đều là thông hiểu phong thủy nên chắc chắn họ đã sớm nhìn ra vấn đề của cô bé và cố gắng hết sức để giải quyết triệt để mọi chuyện.

Chỉ là trong lòng đất Thạch Môn thôn có mạch âm xà, thỉnh thoảng sẽ phát ra luồng hơi thở độc địa, nếu Hải Đường sống ở đây thì vĩnh viễn không thể khỏi bệnh được.

Có lẽ cha mẹ của Hải Đường cũng sớm nhìn ra điều này, nhưng họ lại chưa bao giờ nghĩ đến việc chuyển nhà.

Tại sao lại như thế?

Có phải đơn giản chỉ vì những quy tắc do tổ tiên của đặt ra: người dân trong thôn không được phép ra ngoài?

Quy củ là vật chết làm sao có thể quan trọng bằng tính mạng của con gái của mình chứ?



Tôi chợt nhớ đến những gì Thẩm Thanh Dao đã nói, trong những năm qua một số thanh niên không nhịn được mà lẻn ra khỏi làng, nhưng tất cả đều đã chết bất đắc kỳ tử, không có ngoại lệ.

Có lẽ cha mẹ của Hải Đường biết được kết quả này nên họ mới ở lại thôn mà không có ý định dời di.

Nghĩ đến đây, lòng tôi chợt rung động.

Có lẽ cha mẹ của Hải Đường chưa hẳn không nghĩ đến việc rời đi, mà là ngay trước khi họ chuẩn bị rời đi đã xảy ra chuyện?

Nếu đúng như những gì suy đoán thì thồn Thạch Mồn tưởng chừng nhỏ bé này đang bị bao phủ trong mộ màn sương bí ẩn, rất nhiều cầu hỏi đều chưa tìm ra manh mối

"À đúng rồi, tất cả mọi người trong thôn đều mang họ Hải phải không?" Tôi hỏi Hải Đường.

"Đúng ạ." Hải Đường vừa gật đầu vừa gặm khoai lang, "Tất cả đều mang là Hải. Trước đây cha em vốn mang họ khác, nhưng sau khi bắt đầu sống ở thôn, cha cũng đổi họ thành Hải."

"Anh đoán thôn của em không chừng trước đây từng là một đại gia tộc." Thiệu Tử Long nói.

Hải Đường sửng sốt một hồi, nói: "Cái này em cũng không rõ."

Tôi ăn nốt miếng khoai lang nướng trong tay, liếc nhìn bầu trời, mỉm cười nói với Hải Đường: "Anh còn chưa biết gì về thôn, em đưa anh đi một vòng nhé?"

"Được ạ." Hải Đường lấy thêm bốn củ khoai chín từ trong bếp ra, nhét cho tôi và Thiệu Tử Long mỗi người hai củ.

"Không ăn được nữa, thật không ăn được nữa." Cả hai chúng tôi cùng đồng thanh từ chối, đến cuối cùng mỗi người đều miễn cưỡng cầm thêm một củ trên tay

Hải Đường cho hai củ khoai còn lại vào túi rồi đưa chúng tôi ra ngoài.

Lúc mới đến thôn vội vàng nên không để ý kỹ bây giờ thong thả đi dạo mới phát hiện ra kiến trúc của Thạch Môn thôn được xây dựng theo hình bát giác, ở mỗi điểm nối có một chiếc giềng đá xanh, miệng giếng hình vuông, khoảng cách đều đặn. Miệng giếng rộng khoảng một mét vuồng, nước trong giếng trong vắt còn tỏa ra hơi lạnh nhàn nhạt. Hơi lạnh này là do giếng được đào trực tiếp vào mạch Âm Xà, hơi lạnh liền theo nước giếng thấm lên.

"Hải Đường, nhà em có sử dụng nước trong giếng không?" Tôi hỏi Hải Đường.

Thôn Thạch Môn không dùng nước máy. Trước đây khi chính quyền địa phương có kế hoạch đấu nối nguồn nước máy, người dân trong thôn đã kịch liệt phản đối, nói rằng sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của thôn, cho nên tôi đoán nguồn nước sử dụng từ trước đến nay là lấy từ những giếng con này.

"Nhà em chỉ dùng nước sông thôi." Hải Đường đáp: "Mẹ em nói nước giếng quá lạnh, thân thể em yếu nhược, không thể uống.

Nghe xong Hải Đường nói xong tôi càng khẳng định những suy đoán lúc trước về cha mẹ cô bé. Nước giếng thấm nhiễm khí âm mạch, người dân trong thôn không quá nhạy cảm lại quen uống nước từ bé nên sử dụng thường ngày cũng không có vấn đề gì lớn. Nhưng Hải Đường không giống họ, cơ thể cô bé cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi của địa âm nên tuyệt đối không được phép uống loại nước này. Và hiển nhiên là cha mẹ Hải Đường đều ý thức rất rõ vấn đề bên trong.

"Ngoài tám cái giếng này, trong làng còn có cái giếng nào khác không? Hoặc là hố bồn trữ nước chẳng hạn?" Tôi suy nghĩ một lúc rồi hỏi.

"Cậu cần tìm giếng nước để làm gì?" Thiệu Tử Long đang nằm bò mép giếng ngẩng đầu hỏi.



Hai Duing gai dau noi: "Khong co ho nuc hay bon sau, con gieng thi..."

"Giếng thì thế nào?" Thấy Hải Đường chần trừ hồi lâu Thiệu Tử Long nhịn không được hỏi.

"Có một cái giếng, nhưng không phải là giếng nước." Hải Đường ngập ngừng đáp.

"Không phải giếng nước? Vậy là giếng gì?" Hai chúng tôi cùng thốt lên, có chút tò mò.

Hải Đường nói: "Đi theo em."

Vừa nói cô bé vừa bước nhanh về phía đông nam, tôi và Thiệu Tử Long cũng nhanh chóng theo sát phía sau.

Đi được một lúc thì tới một tòa tháp. Tòa tháp này có tổng cộng tám tầng, được làm hoàn toàn bằng đá trắng xám. Có lẽ đây là tòa nhà cao nhất và dễ thấy nhất trong thồn. Chúng tôi từng nhìn thấy ngay khi đặt chân vào thồn. Nếu tôi nhớ không lầm trưởng thôn đã giới thiệu qua là nơi hương khói thờ phụng thần hoàng làng. Bây giờ có thời gian quan sát kỹ tôi liền nhận thấy điều kỳ lạ.

Tòa tháp này cũng có hình bát giác, các tầng được trạm trổ trang trí họa tiết chim muông, hoa lá cũng những hình thú không tên. Tám góc đều treo chuông đồng nhưng chuông không có lõi nên dù có lắc lư theo gió cũng không hề phát ra âm thanh.

Ở tầng trệt hướng về phía Tây Bắc, có một cánh cửa, nhưng lúc này được đóng kín, có tám ổ khóa treo bên trên.

Kiểu dáng của những chiếc khóa này cũng rất đặc biệt. Đó là một kiểu khóa đồng cổ từ xa xưa.

Tôi bước tới và chạm vào vách tường xoa lớp sơn tường lên mũi ngửi ngửi.

"Không phải cậu bị nghẹt mũi à? Còn ngửi ra mùi vị gì?" Thiệu Tử Long hỏi, cũng bắt trước tôi đi tới ngửi ngửi.

Tôi không vội trả lời mà hỏi anh ấy có ngửi thấy gì khác lạ không.

Thiệu Tử Long lại hít hít thêm mấy cái, cau mày nói: "Sao lại có mùi như xương cốt mục nát vậy?"

"Mũi anh đúng là thính hơn chó." Tôi vừa nói vừa ngẩng đầu nhìn lên đỉnh tháp.

Thiệu Tử Long nghe vậy, sắc mặt đột nhiên thay đổi, trợn mắt bịt mũi nhổ khan xuống đất liên tiếp một tràng.

"Hải Đường, cái giếng em nói ở bên trong tòa tháp này à?" Tôi hỏi Hải Đường.

"Vâng, là ở bên trong, nhưng trong thôn cấm không được phép nói cho người ngoài biết."

Thiệu Tử Long bĩu môi mấy lần nói: " Vậy mà em cũng chẳng kiêng dè gì cứ như vậy nói sạch ra cũng không sợ vi phạm thôn quy."

"Các anh cũng đâu phải người ngoài." Hải Đường phồng má nhét đầy khoai lang trong miệng nhồm nhoàm đáp.
Chương trước Chương tiếp
Loading...