Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa
Chương 204
Mùa xuân, năm Nguyên Hựu thứ mười.
Hoa Dương nghe nói mẫu hậu thấy trong người không được khỏe nên dẫn nữ nhi vào cung thăm hỏi.
“Bà ngoại, ngài thấy không khỏe ở đâu?”
Quận chúa Bảo Gia sáu tuổi cởi giày ra, dựa sát vào người Thích Thái hậu, khéo léo hiểu chuyện quan tâm hỏi han.
Thích Thái hậu ngắm nhìn khuôn mặt của cháu ngoại, khuôn mặt của cô bé xinh đẹp, trắng trẻo, giống nữ nhi của bà hệt như đúc từ cùng một khuôn, vậy nên bà càng ngắm lâu lại càng thấy thích, nở nụ cười từ ái, bảo: “Tiểu Cửu vừa tới là bà ngoại thấy khỏe lại ngay, cháu không cần phải lo lắng.”
Bảo Gia là phong hào do Nguyên Hựu Đế sắc phong cho cháu ngoại, Tiểu Cửu là nhũ danh Hoa Dương đặt cho nữ nhi vì nữ nhi sinh vào ngày tết Trùng Dương mồng chín tháng chín.
Bảo Gia quỳ sau lưng bà ngoại, bóp vai cho bà ngoại.
Thích Thái hậu vừa mừng vừa ngạc nhiên hỏi: “Tiểu Cửu biết cả xoa bóp cơ à?”
Bảo Gia: “Cha dạy cháu đấy ạ.”
Hoa Dương nhìn ra ngoài cửa sổ, Trần Kính Tông đúng là chẳng đứng đắn chút nào, ngay cả nữ nhi nhỏ tuổi cũng lừa gạt, hắn từ Vệ Sở về nhà, cố ý giả vờ đau lưng để lừa nữ nhi tỏ lòng hiếu thảo với hắn.
Thích Thái hậu nhìn biểu cảm của nữ nhi của bà là đoán ra ngay có chuyện gì đó ẩn đằng sau chuyện này, bà mỉm cười, tiếp tục nói chuyện với cháu gái: “Cha đi đánh trận xa nhà, Tiểu Cửu có nhớ cha không?”
Bảo Gia: “Nhớ ạ. Mẹ cháu bảo, cha và mọi người sắp đánh trận xong rồi, đến hè cha sẽ về.”
Thích Thái hậu: “Ừm, cha cháu rất lợi hại, hắn đồng hành cùng với Tần Đại tướng quân và mọi người đánh bại được quân Hậu Kim.”
Các bộ lạc ở Hậu Kim vốn quy thuận triều đình, năm nào cũng phải tiến cống nhưng năm ngoái, bọn họ lại tự phong quốc hiệu, nảy sinh ý đồ chống lại triều đình, triều đình lập tức phái hai trăm năm mươi nghìn đại quân và năm mươi nghìn quân Thần Cơ Doanh* đi trấn áp.
*Thần Cơ Doanh là tên lực lượng quân đội được trang bị súng ống ở thời nhà Minh và nhà Thanh.
Trần Kính Tông cũng chủ động xin đi, cùng xuất chinh với mọi người.
Đến nay, chiến sự đã kéo dài gần một năm, quân Hậu Kim liên tục bại trận, rút lui, hiện tại, bọn chúng đã tháo chạy khỏi Nộn Khoa Nhĩ Thấm*, triều đình sẽ tái thiết lập lại Vệ Sở trong phạm vi từ phía nam Nộn Khoa Nhĩ Thấm tới phía bắc Trường Thành để dân chúng an cư lạc nghiệp.
*Nộn Khoa Nhĩ Thấm là vùng đất thuộc Nội Mông ngày nay.
Cuộc chiến tranh này chẳng những khiến Hậu Kim vừa manh nha ngóc đầu lên bị tổn thất nặng nề mà đồng thời còn răn đe các bộ lạc trên thảo nguyên khác như Tác-ta, khiến bọn chúng e ngại sức mạnh vũ khí lợi hại của triều đình, không dám gây sự.
Ngay cả Bảo Gia cũng biết vũ khí lợi hại như thế nào: “Cữu cữu biết dùng súng bắn chim sẻ.”
Thích Thái hậu và Hoa Dương đều nhíu mày, dùng súng bắn chim sẻ chẳng phải chuyện gì vẻ vang!
...
Tiểu Bảo Gia ngồi với bà ngoại một lát rồi mang theo Ngô Nhuận đi tìm cữu cữu.
Nguyên Hựu Đế đang ở trong Ngự thư phòng, vừa mới xem hết một đợt tấu chương, đang định nghỉ ngơi một lát.
Cháu gái đến rất đúng lúc, Nguyên Hựu Đế dạy cháu gái chơi bóng.
Hắn ta khoét một chiếc lỗ nhỏ dưới nền đất của Ngự thư phòng rồi chuẩn bị hai quả bóng vàng bé bằng quả trứng gà, dùng tay búng cho quả bóng lăn trên mặt đất, ai là người đầu tiên đưa được bóng vào lỗ thì là người giành chiến thắng.
Bảo Gia rất thích cách chơi này, hai cậu cháu bò dưới đất, chổng mông lên búng bóng, chơi vui quên cả trời đất.
Tào Lễ vào phòng, nhìn thấy cảnh này nhưng vờ như không thấy gì hết, vẫn cứ bẩm báo: “Hoàng thượng, Trần Các lão, Hà Các lão có việc cầu kiến.”
Nguyên Hựu Đế chợt cảm thấy đau đầu.
Bảo Gia rất vui vẻ: “Tổ phụ tới!”
Nguyên Hựu Đế vội vàng che miệng cháu ngoại lại, thở dài một tiếng: “Đừng lên tiếng, nếu tổ phụ biết cháu chạy tới Ngự thư phòng chơi, tổ phụ sẽ giận đấy.”
Bảo Gia chớp chớp mắt, tổ phụ cũng biết giận sao?
Nguyên Hựu Đế bế cháu ngoại trở lại ghế, bảo cháu ngoại trốn xuống gầm bàn rồi tiện tay dúi cho cháu ngoại một đĩa bánh ngọt.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, hắn ta mới cho người ta tuyên gọi hai vị Các lão vào.
Trần Đình Giám, Hà Thanh Hiền vừa cãi nhau vừa đi vào phòng, trông thấy Nguyên Hựu Đế, hai người hành lễ, Hà Thanh Hiền vẫn còn muốn cãi nhau tiếp, Trần Đình Giám phẩy ống tay áo một cái, lạnh lùng nói: “Có nói nhiều cũng chẳng ích gì, xin Hoàng thượng quyết định cho.”
Nguyên Hựu Đế: “Chuyện gì vậy?”
Hà Thanh Hiền: “Bẩm Hoàng thượng, thần và Trần Các lão không thống nhất được ai là Hội nguyên* của kỳ thi mùa xuân lần này.”
*Hội nguyên là người đỗ đầu kỳ thi Hội vào thời Minh – Thanh.
Nói rồi, ông ấy trình lên hai bài thi.
Nguyên Hựu Đế xem nhanh một lượt, cảm thấy cả hai thí sinh đều có câu trả lời rất hay, một người thiên về thực tế, một người thiên về tinh thần.
Hắn ta có thể đoán ra hai vị Các lão người nào ủng hộ thí sinh nào.
Nguyên Hựu Đế lựa chọn không đắc tội bất kỳ ai: “Trẫm cũng không chọn được, hai vị Các lão tranh biện thử xem ai thuyết phục được trẫm thì trẫm sẽ nghe theo người đó.”
Hà Thanh Hiền lập tức bắt đầu thao thao bất tuyệt.
Trần Đình Giám vốn không muốn phí lời với ông ấy nhưng không tranh biện thì chẳng khác nào nhận thua nên đành phải tranh biện phản pháo lại.
Khi không ai có thể dùng lý lẽ của mình để thuyết phục đối phương, Hà Thanh Hiền kích động xắn tay áo lên.
Trần Đình Giám phẫn nộ quát: “Trước mặt Hoàng thượng, ông định làm gì đấy?”
Hà Thanh Hiền không sợ xấu mặt nhưng Trần Đình Giám không muốn thất lễ trước mặt Hoàng thượng, ông ấy dạy dỗ Nguyên Hựu Đế hai mươi năm, nếu như không tại Hà Thanh Hiền nhiều lần quấy rối thì trong mắt Hoàng thượng, ông ấy sẽ vẫn là tiên sinh tốt mang cốt cách tiên nhân, điềm tĩnh nho nhã, luôn tính toán kỹ càng mọi chuyện!
Hà Thanh Hiền đang định mở miệng nói thì đột nhiên một bé gái mặc váy chui ra từ dưới gầm bàn, cô bé nhào tới đẩy người ông ấy một cái rồi chạy đến chỗ Trần Đình Giám, dang hai tay ra bảo vệ Trần Đình Giám, nhìn Hà Thanh Hiền chằm chằm nói: “To gan, không cho phép ông được bắt nạt tổ phụ ta!”
Hà Thanh Hiền:...
Trần Đình Giám khiếp sợ nhìn về phía Nguyên Hựu Đế.
Nguyên Hựu Đế ho khan một tiếng, nói với cháu ngoại: “Tiểu Cửu, đây là Hà Các lão, không được phép vô lễ với Hà Các lão.”
Bảo Gia khẽ nói: “Ông ấy mắng tổ phụ, cháu không thích ông ấy, cữu cữu mau đuổi ông ấy đi đi!”
Hà Thanh Hiền:...
Đôi mắt Trần Đình Giám thoáng ánh lên nụ cười.
Hà Thanh Hiền nhìn tiểu Quận chúa thở phì phò là biết ngay không thể tiếp tục tranh biện chuyện Hội nguyên nữa rồi, bèn nói: “Thần xin cáo lui trước để Hoàng thượng, Trần Các lão và tiểu Quận chúa sum họp gia đình!”
Nói xong, ông cụ cúi đầu đi ra ngoài.
Nguyên Hựu Đế để đĩa bánh ngọt lên lại mặt bàn cho cháu ngoại tiếp tục ăn, bất đắc dĩ nhìn về phía Trần Đình Giám: “Năm nay rõ ràng tiên sinh mới là quan chủ khảo, vì sao Hà Các lão lại xem được bài thi?”
Trần Đình Giám cũng rất bất đắc dĩ: “Ông ấy nghi ngờ thần ưu ái những người a dua nịnh hót ủng hộ cải cách, thần không cho ông ấy xem bài thi, ông ấy bèn chỉ trích thần tuyển chọn không công bằng.”
Nguyên Hựu Đế: “Đúng là cố tình gây sự.”
Trần Đình Giám nghĩ thầm, sao vừa rồi không nói vậy trước mặt Hà Các lão đi!
“Tổ phụ, ngài cũng nếm thử đi.” Bảo Gia lấy một chiếc bánh ngọt, hiếu thảo tặng nó cho tổ phụ.
Trần Đình Giám lập tức nở nụ cười, khom người xuống nhận lấy chiếc bánh, có điều chiếc bánh này rất xốp giòn, nếu ăn nó sẽ làm rơi vãi ra rất nhiều vụn bánh, Trần Đình Giám nhìn chiếc bánh ngọt rồi lại nhìn bộ râu dài của mình, quả thực khó có thể cho bánh vào miệng.
Nguyên Hựu Đế ung dung hỏi: “Sao tiên sinh không ăn?”
Trần Đình Giám đành phải nghiêng người qua một bên, ngửa mặt lên ăn chiếc bánh này, ăn xong nhanh chóng kiểm tra lại bộ râu.
Bảo Gia đi vòng qua bên cạnh, nhìn tổ phụ không chớp mắt.
Trần Đình Giám xoa đầu tiểu Quận chúa: “Tiểu Cửu ăn bánh ngọt xong rồi thì về đi, Ngự thư phòng là chỗ cữu cữu đọc sách, xử lý chính sự, cháu phải hiểu chuyện.”
Nguyên Hựu Đế:...
Ông cụ xấu xa này lại chỉ chó mắng mèo, nói bóng nói gió Hoàng đế không hiểu chuyện đây mà!
Trần Đình Giám cáo lui.
Nguyên Hựu Đế bế cháu gái ngồi lên đùi, thì thầm kể cho cháu ngoại nghe ngày xưa Trần Các lão nghiêm khắc và bất công với hắn ta như thế nào: “Không tin thì chờ cha cháu về, cháu cứ hỏi cha cháu mà xem, cha cháu cũng không thích tổ phụ đâu."
Bảo Gia: “Nhưng mẹ cháu bảo là cha cháu không ngoan nên tổ phụ mới phải dạy, Đại bá phụ, Tam bá phụ đều rất ngoan nên tổ phụ rất hiền từ với họ.”
Nguyên Hựu Đế: “Mẹ cháu thiên vị.”
Bảo Gia gật đầu như thật: “Cha cháu cũng nói là mẹ cháu thiên vị, cháu làm bẩn tay, mẹ cháu không mắng cháu nhưng cha cháu đổ mồ hôi khắp người thì mẹ cháu lại chê, không cho cha cháu ôm.”
Nguyên Hựu Đế:...
Rốt cuộc bình thường tỷ phu tốt của hắn ta xuề xòa tới mức nào vậy!
...
Đầu tháng sáu, đại quân thắng lợi trở về.
Nguyên Hựu Đế dẫn theo Hoàng tử của mình và cháu gái cùng với văn võ bá quan ra ngoài thành đón chào.
Nắng gắt như lửa, Bảo Gia ngồi bên dưới chiếc lọng của cữu cữu vẫn nóng toát mồ hồi. Lúc này, cuối cùng cô bé cũng hiểu vì sao mẫu thân lại chọn chờ ở trong cung, hóa ra là vì đi đón người không phải chuyện gì vui vẻ cả.
Cuối cùng, bụi đất cũng cuộn lên ở đằng xa, đại quân đang tới gần.
Người có vóc dáng cao lớn cưỡi ngựa đi đầu là chủ soái Tần Nguyên Đường, vị tướng quân dũng mãnh nhất của bản triều nay đã gần sáu mươi tuổi, lưng hùm vai gấu khoác áo giáp trên người đầy oai phong, lẫm liệt, không hề lộ vẻ già nua.
Trần Kính Tông đi sau nửa thân ngựa. Phò mã gia đã ba mươi tư tuổi, bả vai càng rộng hơn, vóc dáng cũng càng cao lớn hơn, khuôn mặt tuấn tú của hắn trải qua một năm chém giết trên chiến trường bị rám nắng, hơi đen sạm lại một chút nhưng càng toát lên vẻ oai hùng, kiên nghị.
“Cha!”
Nhận ra cha, Bảo Gia vui vẻ gọi to.
Trần Kính Tông lập tức mặc kệ Tần Nguyên Đường, phi ngựa rời khỏi đội ngũ, phóng thẳng tới cách cỗ xe của Hoàng đế ba trượng, tung người nhảy xuống ngựa, đi tới hành lễ với Nguyên Hựu Đế.
Nguyên Hựu Đế cười nói: “Phò mã miễn lễ.”
Trần Kính Tông đứng dậy, chạy tới ôm chầm lấy nữ nhi sáu tuổi, hôn một cái thân kêu lên đôi má phúng phính của cô con gái nhỏ!
Bảo Gia để ý thấy khuôn mặt cha đổ mồ hôi, bộ giáp trên vai cha bám bụi đất, mùi mồ hôi cũng rất nồng!
Nhưng cha cười rất vui vẻ!
Tiểu Quận chúa sáu tuổi tiểu vừa nở nụ cười để tránh làm cha đau lòng vừa không che giấu nổi cảm xúc khó chịu với mồ hôi của cha.
Trần Kính Tông:...
Hắn chỉ xa nhà một năm mà sao độ soi mói của nữ nhi càng ngày lại càng giống Hoa Dương đến vậy!
“Phò mã mệt rồi, cứ giao Quận chúa cho nô tài.” Ngô Nhuận cung kính nói, lặng lẽ chuẩn bị sẵn khăn tay.
Trần Kính Tông nhìn nữ nhi, biết nữ nhi muốn qua bên đó, đành phải chiều lòng nữ nhi.
Ngô Nhuận len lén lau mặt cho tiểu Quận chúa.
Bảo Gia nằm nhoài lên vai của Ngô Nhuận nhìn ra đằng sau, trông thấy Đại bá phụ, Tam bá phụ đứng trong tốp quan văn, rõ ràng bị mặt trời chói chang chiếu vào đầu nhưng hai vị bá phụ vẫn nhã nhặn như trúc, không hề hôi hám chút nào.
Có điều, dù sao cha mình vẫn là người cha tốt nhất, đợi cha tắm xong, cô bé sẽ cho cha ôm!
Trong cung mở tiệc mừng công, mãi tới khi yến hội kết thúc, cả gia đình ngồi vào trong xa giá của phủ Trưởng công chúa, Trần Kính Tông mới có cơ hội ngắm nhìn Trưởng công chúa nhà mình ở khoảng cách gần và ngồi chung một chỗ với tiểu Quận chúa.
Hoa Dương cầm quạt tròn che mũi, bảo nữ nhi: “Cha nhớ con, con mau nói chuyện với cha đi.”
Bảo Gia cũng giơ chiếc quạt nhỏ của mình lên: “Cha đã ôm con lúc ở ngoài thành rồi, giờ cha ôm mẹ đi.”
Trần Kính Tông đang định dang tay ra.
Hoa Dương lập tức liếc xéo hắn.
Trần Kính Tông:...
Hắn ấm ức ngồi một góc suốt cả quãng đường, vừa xuống xe, hắn lập tức bỏ hai mẹ con lại, chạy về Tê Phượng Điện trước, tới khi hai mẹ con Hoa Dương thong thả về tới nơi thì Trần Kính Tông đã xối xong hai thùng nước, tắm rửa xong xuôi, thay một bộ áo bào sạch sẽ, dùng dây vải buộc mái tóc dài ẩm ướt lên trên đỉnh đầu.
“Ngửi thử xem, giờ cha hết hôi rồi.” Trần Kính Tông ôm nữ nhi, cười khoe hai hàm răng trắng.
Bảo Gia ghé lại gần cổ áo của cha, hít mạnh một hơi, đúng là đã hết mùi hôi rồi.
Trần Kính Tông hỏi Hoa Dương: “Trưởng công chúa cũng ngửi thử xem sao?”
Hoa Dương lườm hắn.
Trần Kính Tông dỗ nữ nhi trước.
Buổi chiều nóng bức, nóng bức khiến người ta buồn ngủ, Bảo Gia nhanh chóng ngủ thiếp đi, sau đó được Ngô Nhuận bế đi.
Trần Kính Tông bế Trưởng công chúa nằm chợp mắt trên trường kỷ lên, vừa đi vừa khàn khàn bảo: “Chúng ta về phòng ngủ.”
Cơ thể rắn rỏi của hắn còn nóng hơn ánh mặt trời chói chang bên ngoài cửa sổ, hắn giữ chặt hai tay của Trưởng công chúa, dường như muốn xé rách lớp vải gấm Tứ Xuyên mỏng manh trên người nàng.
“Nàng có nhớ ta không?”
Hắn thả Trưởng công chúa xuống giường, nhào tới như hổ đói nhìn thấy cừu.
Trưởng công chúa quay mặt đi, thản nhiên nói: “Không nhớ.”
Trần Kính Tông cười, một tay giữ cổ tay của nàng, một tay quay khuôn mặt đỏ hồng của nàng lại: “Có nhớ hay không thì phải làm mới biết được.”
Hoa Dương nghe nói mẫu hậu thấy trong người không được khỏe nên dẫn nữ nhi vào cung thăm hỏi.
“Bà ngoại, ngài thấy không khỏe ở đâu?”
Quận chúa Bảo Gia sáu tuổi cởi giày ra, dựa sát vào người Thích Thái hậu, khéo léo hiểu chuyện quan tâm hỏi han.
Thích Thái hậu ngắm nhìn khuôn mặt của cháu ngoại, khuôn mặt của cô bé xinh đẹp, trắng trẻo, giống nữ nhi của bà hệt như đúc từ cùng một khuôn, vậy nên bà càng ngắm lâu lại càng thấy thích, nở nụ cười từ ái, bảo: “Tiểu Cửu vừa tới là bà ngoại thấy khỏe lại ngay, cháu không cần phải lo lắng.”
Bảo Gia là phong hào do Nguyên Hựu Đế sắc phong cho cháu ngoại, Tiểu Cửu là nhũ danh Hoa Dương đặt cho nữ nhi vì nữ nhi sinh vào ngày tết Trùng Dương mồng chín tháng chín.
Bảo Gia quỳ sau lưng bà ngoại, bóp vai cho bà ngoại.
Thích Thái hậu vừa mừng vừa ngạc nhiên hỏi: “Tiểu Cửu biết cả xoa bóp cơ à?”
Bảo Gia: “Cha dạy cháu đấy ạ.”
Hoa Dương nhìn ra ngoài cửa sổ, Trần Kính Tông đúng là chẳng đứng đắn chút nào, ngay cả nữ nhi nhỏ tuổi cũng lừa gạt, hắn từ Vệ Sở về nhà, cố ý giả vờ đau lưng để lừa nữ nhi tỏ lòng hiếu thảo với hắn.
Thích Thái hậu nhìn biểu cảm của nữ nhi của bà là đoán ra ngay có chuyện gì đó ẩn đằng sau chuyện này, bà mỉm cười, tiếp tục nói chuyện với cháu gái: “Cha đi đánh trận xa nhà, Tiểu Cửu có nhớ cha không?”
Bảo Gia: “Nhớ ạ. Mẹ cháu bảo, cha và mọi người sắp đánh trận xong rồi, đến hè cha sẽ về.”
Thích Thái hậu: “Ừm, cha cháu rất lợi hại, hắn đồng hành cùng với Tần Đại tướng quân và mọi người đánh bại được quân Hậu Kim.”
Các bộ lạc ở Hậu Kim vốn quy thuận triều đình, năm nào cũng phải tiến cống nhưng năm ngoái, bọn họ lại tự phong quốc hiệu, nảy sinh ý đồ chống lại triều đình, triều đình lập tức phái hai trăm năm mươi nghìn đại quân và năm mươi nghìn quân Thần Cơ Doanh* đi trấn áp.
*Thần Cơ Doanh là tên lực lượng quân đội được trang bị súng ống ở thời nhà Minh và nhà Thanh.
Trần Kính Tông cũng chủ động xin đi, cùng xuất chinh với mọi người.
Đến nay, chiến sự đã kéo dài gần một năm, quân Hậu Kim liên tục bại trận, rút lui, hiện tại, bọn chúng đã tháo chạy khỏi Nộn Khoa Nhĩ Thấm*, triều đình sẽ tái thiết lập lại Vệ Sở trong phạm vi từ phía nam Nộn Khoa Nhĩ Thấm tới phía bắc Trường Thành để dân chúng an cư lạc nghiệp.
*Nộn Khoa Nhĩ Thấm là vùng đất thuộc Nội Mông ngày nay.
Cuộc chiến tranh này chẳng những khiến Hậu Kim vừa manh nha ngóc đầu lên bị tổn thất nặng nề mà đồng thời còn răn đe các bộ lạc trên thảo nguyên khác như Tác-ta, khiến bọn chúng e ngại sức mạnh vũ khí lợi hại của triều đình, không dám gây sự.
Ngay cả Bảo Gia cũng biết vũ khí lợi hại như thế nào: “Cữu cữu biết dùng súng bắn chim sẻ.”
Thích Thái hậu và Hoa Dương đều nhíu mày, dùng súng bắn chim sẻ chẳng phải chuyện gì vẻ vang!
...
Tiểu Bảo Gia ngồi với bà ngoại một lát rồi mang theo Ngô Nhuận đi tìm cữu cữu.
Nguyên Hựu Đế đang ở trong Ngự thư phòng, vừa mới xem hết một đợt tấu chương, đang định nghỉ ngơi một lát.
Cháu gái đến rất đúng lúc, Nguyên Hựu Đế dạy cháu gái chơi bóng.
Hắn ta khoét một chiếc lỗ nhỏ dưới nền đất của Ngự thư phòng rồi chuẩn bị hai quả bóng vàng bé bằng quả trứng gà, dùng tay búng cho quả bóng lăn trên mặt đất, ai là người đầu tiên đưa được bóng vào lỗ thì là người giành chiến thắng.
Bảo Gia rất thích cách chơi này, hai cậu cháu bò dưới đất, chổng mông lên búng bóng, chơi vui quên cả trời đất.
Tào Lễ vào phòng, nhìn thấy cảnh này nhưng vờ như không thấy gì hết, vẫn cứ bẩm báo: “Hoàng thượng, Trần Các lão, Hà Các lão có việc cầu kiến.”
Nguyên Hựu Đế chợt cảm thấy đau đầu.
Bảo Gia rất vui vẻ: “Tổ phụ tới!”
Nguyên Hựu Đế vội vàng che miệng cháu ngoại lại, thở dài một tiếng: “Đừng lên tiếng, nếu tổ phụ biết cháu chạy tới Ngự thư phòng chơi, tổ phụ sẽ giận đấy.”
Bảo Gia chớp chớp mắt, tổ phụ cũng biết giận sao?
Nguyên Hựu Đế bế cháu ngoại trở lại ghế, bảo cháu ngoại trốn xuống gầm bàn rồi tiện tay dúi cho cháu ngoại một đĩa bánh ngọt.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, hắn ta mới cho người ta tuyên gọi hai vị Các lão vào.
Trần Đình Giám, Hà Thanh Hiền vừa cãi nhau vừa đi vào phòng, trông thấy Nguyên Hựu Đế, hai người hành lễ, Hà Thanh Hiền vẫn còn muốn cãi nhau tiếp, Trần Đình Giám phẩy ống tay áo một cái, lạnh lùng nói: “Có nói nhiều cũng chẳng ích gì, xin Hoàng thượng quyết định cho.”
Nguyên Hựu Đế: “Chuyện gì vậy?”
Hà Thanh Hiền: “Bẩm Hoàng thượng, thần và Trần Các lão không thống nhất được ai là Hội nguyên* của kỳ thi mùa xuân lần này.”
*Hội nguyên là người đỗ đầu kỳ thi Hội vào thời Minh – Thanh.
Nói rồi, ông ấy trình lên hai bài thi.
Nguyên Hựu Đế xem nhanh một lượt, cảm thấy cả hai thí sinh đều có câu trả lời rất hay, một người thiên về thực tế, một người thiên về tinh thần.
Hắn ta có thể đoán ra hai vị Các lão người nào ủng hộ thí sinh nào.
Nguyên Hựu Đế lựa chọn không đắc tội bất kỳ ai: “Trẫm cũng không chọn được, hai vị Các lão tranh biện thử xem ai thuyết phục được trẫm thì trẫm sẽ nghe theo người đó.”
Hà Thanh Hiền lập tức bắt đầu thao thao bất tuyệt.
Trần Đình Giám vốn không muốn phí lời với ông ấy nhưng không tranh biện thì chẳng khác nào nhận thua nên đành phải tranh biện phản pháo lại.
Khi không ai có thể dùng lý lẽ của mình để thuyết phục đối phương, Hà Thanh Hiền kích động xắn tay áo lên.
Trần Đình Giám phẫn nộ quát: “Trước mặt Hoàng thượng, ông định làm gì đấy?”
Hà Thanh Hiền không sợ xấu mặt nhưng Trần Đình Giám không muốn thất lễ trước mặt Hoàng thượng, ông ấy dạy dỗ Nguyên Hựu Đế hai mươi năm, nếu như không tại Hà Thanh Hiền nhiều lần quấy rối thì trong mắt Hoàng thượng, ông ấy sẽ vẫn là tiên sinh tốt mang cốt cách tiên nhân, điềm tĩnh nho nhã, luôn tính toán kỹ càng mọi chuyện!
Hà Thanh Hiền đang định mở miệng nói thì đột nhiên một bé gái mặc váy chui ra từ dưới gầm bàn, cô bé nhào tới đẩy người ông ấy một cái rồi chạy đến chỗ Trần Đình Giám, dang hai tay ra bảo vệ Trần Đình Giám, nhìn Hà Thanh Hiền chằm chằm nói: “To gan, không cho phép ông được bắt nạt tổ phụ ta!”
Hà Thanh Hiền:...
Trần Đình Giám khiếp sợ nhìn về phía Nguyên Hựu Đế.
Nguyên Hựu Đế ho khan một tiếng, nói với cháu ngoại: “Tiểu Cửu, đây là Hà Các lão, không được phép vô lễ với Hà Các lão.”
Bảo Gia khẽ nói: “Ông ấy mắng tổ phụ, cháu không thích ông ấy, cữu cữu mau đuổi ông ấy đi đi!”
Hà Thanh Hiền:...
Đôi mắt Trần Đình Giám thoáng ánh lên nụ cười.
Hà Thanh Hiền nhìn tiểu Quận chúa thở phì phò là biết ngay không thể tiếp tục tranh biện chuyện Hội nguyên nữa rồi, bèn nói: “Thần xin cáo lui trước để Hoàng thượng, Trần Các lão và tiểu Quận chúa sum họp gia đình!”
Nói xong, ông cụ cúi đầu đi ra ngoài.
Nguyên Hựu Đế để đĩa bánh ngọt lên lại mặt bàn cho cháu ngoại tiếp tục ăn, bất đắc dĩ nhìn về phía Trần Đình Giám: “Năm nay rõ ràng tiên sinh mới là quan chủ khảo, vì sao Hà Các lão lại xem được bài thi?”
Trần Đình Giám cũng rất bất đắc dĩ: “Ông ấy nghi ngờ thần ưu ái những người a dua nịnh hót ủng hộ cải cách, thần không cho ông ấy xem bài thi, ông ấy bèn chỉ trích thần tuyển chọn không công bằng.”
Nguyên Hựu Đế: “Đúng là cố tình gây sự.”
Trần Đình Giám nghĩ thầm, sao vừa rồi không nói vậy trước mặt Hà Các lão đi!
“Tổ phụ, ngài cũng nếm thử đi.” Bảo Gia lấy một chiếc bánh ngọt, hiếu thảo tặng nó cho tổ phụ.
Trần Đình Giám lập tức nở nụ cười, khom người xuống nhận lấy chiếc bánh, có điều chiếc bánh này rất xốp giòn, nếu ăn nó sẽ làm rơi vãi ra rất nhiều vụn bánh, Trần Đình Giám nhìn chiếc bánh ngọt rồi lại nhìn bộ râu dài của mình, quả thực khó có thể cho bánh vào miệng.
Nguyên Hựu Đế ung dung hỏi: “Sao tiên sinh không ăn?”
Trần Đình Giám đành phải nghiêng người qua một bên, ngửa mặt lên ăn chiếc bánh này, ăn xong nhanh chóng kiểm tra lại bộ râu.
Bảo Gia đi vòng qua bên cạnh, nhìn tổ phụ không chớp mắt.
Trần Đình Giám xoa đầu tiểu Quận chúa: “Tiểu Cửu ăn bánh ngọt xong rồi thì về đi, Ngự thư phòng là chỗ cữu cữu đọc sách, xử lý chính sự, cháu phải hiểu chuyện.”
Nguyên Hựu Đế:...
Ông cụ xấu xa này lại chỉ chó mắng mèo, nói bóng nói gió Hoàng đế không hiểu chuyện đây mà!
Trần Đình Giám cáo lui.
Nguyên Hựu Đế bế cháu gái ngồi lên đùi, thì thầm kể cho cháu ngoại nghe ngày xưa Trần Các lão nghiêm khắc và bất công với hắn ta như thế nào: “Không tin thì chờ cha cháu về, cháu cứ hỏi cha cháu mà xem, cha cháu cũng không thích tổ phụ đâu."
Bảo Gia: “Nhưng mẹ cháu bảo là cha cháu không ngoan nên tổ phụ mới phải dạy, Đại bá phụ, Tam bá phụ đều rất ngoan nên tổ phụ rất hiền từ với họ.”
Nguyên Hựu Đế: “Mẹ cháu thiên vị.”
Bảo Gia gật đầu như thật: “Cha cháu cũng nói là mẹ cháu thiên vị, cháu làm bẩn tay, mẹ cháu không mắng cháu nhưng cha cháu đổ mồ hôi khắp người thì mẹ cháu lại chê, không cho cha cháu ôm.”
Nguyên Hựu Đế:...
Rốt cuộc bình thường tỷ phu tốt của hắn ta xuề xòa tới mức nào vậy!
...
Đầu tháng sáu, đại quân thắng lợi trở về.
Nguyên Hựu Đế dẫn theo Hoàng tử của mình và cháu gái cùng với văn võ bá quan ra ngoài thành đón chào.
Nắng gắt như lửa, Bảo Gia ngồi bên dưới chiếc lọng của cữu cữu vẫn nóng toát mồ hồi. Lúc này, cuối cùng cô bé cũng hiểu vì sao mẫu thân lại chọn chờ ở trong cung, hóa ra là vì đi đón người không phải chuyện gì vui vẻ cả.
Cuối cùng, bụi đất cũng cuộn lên ở đằng xa, đại quân đang tới gần.
Người có vóc dáng cao lớn cưỡi ngựa đi đầu là chủ soái Tần Nguyên Đường, vị tướng quân dũng mãnh nhất của bản triều nay đã gần sáu mươi tuổi, lưng hùm vai gấu khoác áo giáp trên người đầy oai phong, lẫm liệt, không hề lộ vẻ già nua.
Trần Kính Tông đi sau nửa thân ngựa. Phò mã gia đã ba mươi tư tuổi, bả vai càng rộng hơn, vóc dáng cũng càng cao lớn hơn, khuôn mặt tuấn tú của hắn trải qua một năm chém giết trên chiến trường bị rám nắng, hơi đen sạm lại một chút nhưng càng toát lên vẻ oai hùng, kiên nghị.
“Cha!”
Nhận ra cha, Bảo Gia vui vẻ gọi to.
Trần Kính Tông lập tức mặc kệ Tần Nguyên Đường, phi ngựa rời khỏi đội ngũ, phóng thẳng tới cách cỗ xe của Hoàng đế ba trượng, tung người nhảy xuống ngựa, đi tới hành lễ với Nguyên Hựu Đế.
Nguyên Hựu Đế cười nói: “Phò mã miễn lễ.”
Trần Kính Tông đứng dậy, chạy tới ôm chầm lấy nữ nhi sáu tuổi, hôn một cái thân kêu lên đôi má phúng phính của cô con gái nhỏ!
Bảo Gia để ý thấy khuôn mặt cha đổ mồ hôi, bộ giáp trên vai cha bám bụi đất, mùi mồ hôi cũng rất nồng!
Nhưng cha cười rất vui vẻ!
Tiểu Quận chúa sáu tuổi tiểu vừa nở nụ cười để tránh làm cha đau lòng vừa không che giấu nổi cảm xúc khó chịu với mồ hôi của cha.
Trần Kính Tông:...
Hắn chỉ xa nhà một năm mà sao độ soi mói của nữ nhi càng ngày lại càng giống Hoa Dương đến vậy!
“Phò mã mệt rồi, cứ giao Quận chúa cho nô tài.” Ngô Nhuận cung kính nói, lặng lẽ chuẩn bị sẵn khăn tay.
Trần Kính Tông nhìn nữ nhi, biết nữ nhi muốn qua bên đó, đành phải chiều lòng nữ nhi.
Ngô Nhuận len lén lau mặt cho tiểu Quận chúa.
Bảo Gia nằm nhoài lên vai của Ngô Nhuận nhìn ra đằng sau, trông thấy Đại bá phụ, Tam bá phụ đứng trong tốp quan văn, rõ ràng bị mặt trời chói chang chiếu vào đầu nhưng hai vị bá phụ vẫn nhã nhặn như trúc, không hề hôi hám chút nào.
Có điều, dù sao cha mình vẫn là người cha tốt nhất, đợi cha tắm xong, cô bé sẽ cho cha ôm!
Trong cung mở tiệc mừng công, mãi tới khi yến hội kết thúc, cả gia đình ngồi vào trong xa giá của phủ Trưởng công chúa, Trần Kính Tông mới có cơ hội ngắm nhìn Trưởng công chúa nhà mình ở khoảng cách gần và ngồi chung một chỗ với tiểu Quận chúa.
Hoa Dương cầm quạt tròn che mũi, bảo nữ nhi: “Cha nhớ con, con mau nói chuyện với cha đi.”
Bảo Gia cũng giơ chiếc quạt nhỏ của mình lên: “Cha đã ôm con lúc ở ngoài thành rồi, giờ cha ôm mẹ đi.”
Trần Kính Tông đang định dang tay ra.
Hoa Dương lập tức liếc xéo hắn.
Trần Kính Tông:...
Hắn ấm ức ngồi một góc suốt cả quãng đường, vừa xuống xe, hắn lập tức bỏ hai mẹ con lại, chạy về Tê Phượng Điện trước, tới khi hai mẹ con Hoa Dương thong thả về tới nơi thì Trần Kính Tông đã xối xong hai thùng nước, tắm rửa xong xuôi, thay một bộ áo bào sạch sẽ, dùng dây vải buộc mái tóc dài ẩm ướt lên trên đỉnh đầu.
“Ngửi thử xem, giờ cha hết hôi rồi.” Trần Kính Tông ôm nữ nhi, cười khoe hai hàm răng trắng.
Bảo Gia ghé lại gần cổ áo của cha, hít mạnh một hơi, đúng là đã hết mùi hôi rồi.
Trần Kính Tông hỏi Hoa Dương: “Trưởng công chúa cũng ngửi thử xem sao?”
Hoa Dương lườm hắn.
Trần Kính Tông dỗ nữ nhi trước.
Buổi chiều nóng bức, nóng bức khiến người ta buồn ngủ, Bảo Gia nhanh chóng ngủ thiếp đi, sau đó được Ngô Nhuận bế đi.
Trần Kính Tông bế Trưởng công chúa nằm chợp mắt trên trường kỷ lên, vừa đi vừa khàn khàn bảo: “Chúng ta về phòng ngủ.”
Cơ thể rắn rỏi của hắn còn nóng hơn ánh mặt trời chói chang bên ngoài cửa sổ, hắn giữ chặt hai tay của Trưởng công chúa, dường như muốn xé rách lớp vải gấm Tứ Xuyên mỏng manh trên người nàng.
“Nàng có nhớ ta không?”
Hắn thả Trưởng công chúa xuống giường, nhào tới như hổ đói nhìn thấy cừu.
Trưởng công chúa quay mặt đi, thản nhiên nói: “Không nhớ.”
Trần Kính Tông cười, một tay giữ cổ tay của nàng, một tay quay khuôn mặt đỏ hồng của nàng lại: “Có nhớ hay không thì phải làm mới biết được.”