Trái Tim Rung Động
Chương 6: Án người mất đầu
Vua trao cho Nhật Tôn quyền được tham dự vào triều chính và xử án. Nói là xử án, nhưng chỉ có mấy vụ nghiêm trọng mới cần y ra mặt, còn mấy vụ lặt vặt như chuyện tiền nong giữa chủ nợ và con nợ thì cứ để huyện lệnh tự xử.
Chiều hôm ấy, Nhật Tôn đang luyện kiếm ở sân điện Hội Tiên. Cận vệ thân cận của y, Hoàng Chí Hiển, hớt hải chạy tới, trên tay còn cầm một tờ giấy.
- Tham kiến Thái tử.
Nhật Tôn lấy khăn lau mồ hôi rồi ra hiệu cho Hoàng Chí Hiển miễn lễ.
- Đứng lên đi, sao hôm nay nhìn ngươi vội vã vậy?
- Có án ở phường Thái Hoà thưa Thái tử.
- Quê của Thường Kiệt? Nghiêm trọng lắm sao?
- Bẩm Thái tử, vụ án này có phần kì lạ. Huyện lệnh vẫn chưa tra được manh mối nên mới nhờ đến sự trợ giúp của triều đình.
- Kì lạ chỗ nào?
- Nạn nhân bị chặt đầu thưa Thái tử.
- Thảm đến thế sao.
Nhật Tôn khẽ cảm thán.
- Phụ hoàng biết chuyện này chưa?
- Bệ hạ đã biết, người nói vụ này hãy để Thái tử đích thân điều tra.
- Ừ.
Đoạn y quay qua đảo mắt tìm Phạm Thân. Phạm Thân biết mình được cho gọi liền chạy tới.
- Thái tử có chuyện gì cần dặn dò nô tài ạ?
- Ngươi đến báo cho phụ hoàng là ngày mai ta sẽ đến phường Thái Hoà tra án.
Sẽ cố gắng về sớm nhất có thể.
- Nô tài sẽ đi ngay.
Nhật Tôn quay lại với Hoàng Chí Hiển.
- Ngươi cầm theo lệnh bài của ta đi triệu tập mấy người có thể tin tưởng trong Cấm vệ quân, rồi chuẩn bị ngựa.
Y lấy từ trong áo ra một tấm lệnh bài dát vàng đưa cho Hoàng Chí Hiển.
- Tuân lệnh.
Tối đến, Phạm Thân sửa soạn hành trang cho Nhật Tôn mà miệng cứ liên tục huyên thuyên không thôi.
- Nô tài có chuẩn bị mấy thang thuốc cần thiết cho Thái tử. Thái tử thấy khó chịu ở đâu thì cứ lấy ra nhé. À, còn cần thêm ít tiền nữa.
- Ta thiết nghĩ có nên mang ngươi theo cho đỡ phải lo về sức khỏe không.
- Nếu Thái tử muốn thì nô tài sẵn lòng.
- Thôi, ngươi cứ ở lại đi. Có ngươi đi theo cứ làu bàu bên tai làm sao ta phá án.
Biết là Phạm Thân làu bàu là vì lo cho mình, nhưng Nhật Tôn cũng không thể chịu được cảnh cứ đi tới đâu là lại có người nhắc y cẩn thận.
- Thái tử có cho Kỵ mã hiệu úy đi cùng không?
Thông Thụy năm thứ ba, theo như tập phụ ấm, Thường Kiệt được phong làm Kỵ mã hiệu úy, một chức quan nhỏ trong đội quân cưỡi ngựa.
- Đương nhiên là có rồi. Hắn sinh ra ở đấy, cũng thông thuộc địa hình. Mà đừng gọi hắn là Kỵ mã hiệu úy nữa, nghe lạ chết đi được.
Sáng hôm sau, gà vừa gáy, Nhật Tôn cùng Hoàng Chí Hiển, Thường Kiệt và tầm mười Cấm vệ quân, còn có thêm ngỗ tác khởi hành đến phường Thái Hoà. Đi gần một canh giờ là đến.
Nhật Tôn vừa xuống ngựa, huyện lệnh Vũ Bình liền tới nghênh đón.
- Hạ quan xin tham kiến Thái tử.
Y ra hiệu miễn lễ.
- Thi thể nạn nhân ở đâu?
- Bẩm Thái tử, đã đưa về nha môn rồi ạ.
- Tới đó đi.
- Dạ, hạ quan xin được dẫn đường.
Đi chừng hai dặm là đến cửa nha môn. Trên đường đi, Nhật Tôn thấy người dân sống không quá khổ, cũng đủ ăn, có nhà còn dư dả, xem ra huyện lệnh này chắc có lẽ không phải tham quan.
Thi thể nạn nhân được đặt ở trong phòng kín. Vừa vào thì có mùi hôi từ thi thể bốc lên, làm Nhật Tôn suýt thì nôn đầy ra sàn.
- Người thân của nạn nhân có ở đây không?
- Theo như người dân nói thì nạn nhân là Khương Điểm, làm nghề chài lưới, không có người thân. Được phát hiện dưới sông Thảo Ly. Không rõ nạn nhân chết lúc nào, chiều hôm qua có người ra sông bắt cá mới vớt được lên. Ông ấy nói khi vớt lên chỉ có thân chứ không có đầu, lúc ông ấy vừa quay lại thì thấy có một cái đầu trong bụi rậm đằng sau, con mắt còn đang nhìn chằm chằm ông ấy. Sau đó ông ấy liền đi báo quan.
Nghe vậy ngỗ tác liền tiến tới cởi bỏ y phục trên người nạn nhân. Sở dĩ phải hỏi người thân của nạn nhân có ở đây không vì phải có sự cho phép của họ thì ngỗ tác mới được khám nghiệm tử thi.
Qua một lúc, Nhật Tôn lên tiếng hỏi.
- Khám nghiệm đến đâu rồi?
- Bẩm Thái tử, nạn nhân là nam, chừng ba mươi tuổi. Trong móng tay thi thể có một chút đất còn dính lại, trên mặt thì có dấu hiệu bị kéo lê, có một vết đâm ở ngực trái, cho thấy hiện trường ban đầu không phải ở sông, nạn nhân đã bị sát hại rồi kéo đến sông mới bị chặt đầu. Hơn nữa, khả năng cao là chết vào canh ba hôm qua. Vì thi thể cũng đã phân hủy gần hết, cho thấy đã bị ngâm trong nước hơn một ngày.
Thường Kiệt đi tới gần thi thể, y nhìn qua một lượt rồi kết luận.
- Vết chém rất gọn, chắc hẳn hung thủ là người quen dùng kiếm, thậm chí là rất thuần thục, không thì cũng phải dùng đến một thanh kiếm rất bén.
Nhật Tôn gật gù cho là phải.
- Ngươi nói có lí lắm.
Y nghiêng đầu về phía Vũ Bình.
- Ở gần đây có tiệm mài kiếm nào không?
- Bẩm Thái tử, phường này có duy nhất một tiệm mài kiếm của Tiêu Phong.
- Dẫn đường đi.
- Tuân lệnh.
Đi thêm một dặm nữa thì đến được tiệm mài kiếm cũng như nơi ở của Tiêu Phong. Nhà được dựng bằng gỗ, còn mái thì lợp bằng lá.
- Cái này mà cháy thì có chạy đằng trời.
Hoàng Chí Hiển đi đằng sau khẽ cảm thán.
Bên ngoài là vậy, bên trong thì lại rất gọn gàng, đồ dùng được xếp ngăn nắp. Nhật Tôn nhìn người đàn ông chừng hai mươi trước mắt, anh ta thoạt trông cũng ưa nhìn, ở phường Thái Hoà này cũng coi như là mỹ nam.
- Các vị cần mài kiếm nào thì đưa cho tôi.
Nhật Tôn ra hiệu cho Hoàng Chí Hiển, y hiểu ý liền đưa thanh kiếm cho Tiêu Phong. Tiêu Phong vừa cầm lấy kiếm chợt khựng lại, nhưng rất nhanh đã bình tĩnh. Nhưng biểu cảm đó lại không qua được mắt của Nhật Tôn.
- Anh sao vậy? Kiếm có vấn đề gì sao?
- Không có gì. Các vị là người của triều đình à?
- Sao anh lại nghĩ vậy?
- Trên kiếm có khắc quốc ấn của triều đình.
Nhật Tôn chưa biết đáp lại ra sao thì Thường Kiệt đã bước tới giải vây.
- Cũng không giấu gì anh. Đây là Phụng Càn vương, người đang cải trang du ngoạn, nghe nói ở phường Thái Hoà có tiệm mài kiếm nổi tiếng, người mới đến xem thử.
Nhật Tôn ngẩn người nhìn Thường Kiệt, y không ngờ Thường Kiệt lại mượn danh em trai y Lý Nhật Trung để chữa cháy cái tình huống ấy. Cũng may Tiêu Phong không có nghi ngờ gì.
- Các vị quá khen. Tiệm của tôi chỉ là duy nhất ở phường Thái Hoà chứ không đến nỗi nổi tiếng.
Nhật Tôn đảo mắt nhìn xung quanh nhà, mắt y đập vào một thanh kiếm được chạm khắc rất tinh xảo. Y tiến đến toan cầm thanh kiếm lên chợt có bàn tay giữ lấy tay y.
- Thảo dân giờ mới biết là Phụng Càn vương có sở thích động vào đồ riêng tư của người khác.
Hoàng Chí Hiển tính tình vốn nóng nảy, hắn toan lao đến thì Thường Kiệt đã ngăn hắn lại.
- Ta chỉ thấy thanh kiếm này trông rất tinh xảo, muốn cầm lên xem thử. Nếu đã khiến ngươi khó chịu thì xin thứ lỗi.
Nhật Tôn quay về chỗ cũ, Tiêu Phong cũng tiếp tục mài kiếm nhưng ánh mắt đã trở nên đề phòng hơn.
- Ngươi sống một mình sao?
Tiêu Phong ngẩng lên nhìn Nhật Tôn một lúc. Sau cũng trả lời.
- Thảo dân mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống cùng em gái, nhưng nó đã chết cách đây ba năm.
- Em gái ngươi sao lại chết?
- Phụng Càn vương, có những chuyện đã qua rồi thì cứ để nó qua đi.
- Là ta vô ý.
Y vừa dứt lời, Tiêu Phong đưa thanh kiếm vừa mài xong cho Hoàng Chí Hiển. Hắn nhận lấy, trả tiền cho Tiêu Phong rồi bốn người cùng nhau bước ra khỏi tiệm.
________________
+Thông Thụy năm thứ ba: 1036.
+Ngỗ tác: bác sĩ pháp y.
Chiều hôm ấy, Nhật Tôn đang luyện kiếm ở sân điện Hội Tiên. Cận vệ thân cận của y, Hoàng Chí Hiển, hớt hải chạy tới, trên tay còn cầm một tờ giấy.
- Tham kiến Thái tử.
Nhật Tôn lấy khăn lau mồ hôi rồi ra hiệu cho Hoàng Chí Hiển miễn lễ.
- Đứng lên đi, sao hôm nay nhìn ngươi vội vã vậy?
- Có án ở phường Thái Hoà thưa Thái tử.
- Quê của Thường Kiệt? Nghiêm trọng lắm sao?
- Bẩm Thái tử, vụ án này có phần kì lạ. Huyện lệnh vẫn chưa tra được manh mối nên mới nhờ đến sự trợ giúp của triều đình.
- Kì lạ chỗ nào?
- Nạn nhân bị chặt đầu thưa Thái tử.
- Thảm đến thế sao.
Nhật Tôn khẽ cảm thán.
- Phụ hoàng biết chuyện này chưa?
- Bệ hạ đã biết, người nói vụ này hãy để Thái tử đích thân điều tra.
- Ừ.
Đoạn y quay qua đảo mắt tìm Phạm Thân. Phạm Thân biết mình được cho gọi liền chạy tới.
- Thái tử có chuyện gì cần dặn dò nô tài ạ?
- Ngươi đến báo cho phụ hoàng là ngày mai ta sẽ đến phường Thái Hoà tra án.
Sẽ cố gắng về sớm nhất có thể.
- Nô tài sẽ đi ngay.
Nhật Tôn quay lại với Hoàng Chí Hiển.
- Ngươi cầm theo lệnh bài của ta đi triệu tập mấy người có thể tin tưởng trong Cấm vệ quân, rồi chuẩn bị ngựa.
Y lấy từ trong áo ra một tấm lệnh bài dát vàng đưa cho Hoàng Chí Hiển.
- Tuân lệnh.
Tối đến, Phạm Thân sửa soạn hành trang cho Nhật Tôn mà miệng cứ liên tục huyên thuyên không thôi.
- Nô tài có chuẩn bị mấy thang thuốc cần thiết cho Thái tử. Thái tử thấy khó chịu ở đâu thì cứ lấy ra nhé. À, còn cần thêm ít tiền nữa.
- Ta thiết nghĩ có nên mang ngươi theo cho đỡ phải lo về sức khỏe không.
- Nếu Thái tử muốn thì nô tài sẵn lòng.
- Thôi, ngươi cứ ở lại đi. Có ngươi đi theo cứ làu bàu bên tai làm sao ta phá án.
Biết là Phạm Thân làu bàu là vì lo cho mình, nhưng Nhật Tôn cũng không thể chịu được cảnh cứ đi tới đâu là lại có người nhắc y cẩn thận.
- Thái tử có cho Kỵ mã hiệu úy đi cùng không?
Thông Thụy năm thứ ba, theo như tập phụ ấm, Thường Kiệt được phong làm Kỵ mã hiệu úy, một chức quan nhỏ trong đội quân cưỡi ngựa.
- Đương nhiên là có rồi. Hắn sinh ra ở đấy, cũng thông thuộc địa hình. Mà đừng gọi hắn là Kỵ mã hiệu úy nữa, nghe lạ chết đi được.
Sáng hôm sau, gà vừa gáy, Nhật Tôn cùng Hoàng Chí Hiển, Thường Kiệt và tầm mười Cấm vệ quân, còn có thêm ngỗ tác khởi hành đến phường Thái Hoà. Đi gần một canh giờ là đến.
Nhật Tôn vừa xuống ngựa, huyện lệnh Vũ Bình liền tới nghênh đón.
- Hạ quan xin tham kiến Thái tử.
Y ra hiệu miễn lễ.
- Thi thể nạn nhân ở đâu?
- Bẩm Thái tử, đã đưa về nha môn rồi ạ.
- Tới đó đi.
- Dạ, hạ quan xin được dẫn đường.
Đi chừng hai dặm là đến cửa nha môn. Trên đường đi, Nhật Tôn thấy người dân sống không quá khổ, cũng đủ ăn, có nhà còn dư dả, xem ra huyện lệnh này chắc có lẽ không phải tham quan.
Thi thể nạn nhân được đặt ở trong phòng kín. Vừa vào thì có mùi hôi từ thi thể bốc lên, làm Nhật Tôn suýt thì nôn đầy ra sàn.
- Người thân của nạn nhân có ở đây không?
- Theo như người dân nói thì nạn nhân là Khương Điểm, làm nghề chài lưới, không có người thân. Được phát hiện dưới sông Thảo Ly. Không rõ nạn nhân chết lúc nào, chiều hôm qua có người ra sông bắt cá mới vớt được lên. Ông ấy nói khi vớt lên chỉ có thân chứ không có đầu, lúc ông ấy vừa quay lại thì thấy có một cái đầu trong bụi rậm đằng sau, con mắt còn đang nhìn chằm chằm ông ấy. Sau đó ông ấy liền đi báo quan.
Nghe vậy ngỗ tác liền tiến tới cởi bỏ y phục trên người nạn nhân. Sở dĩ phải hỏi người thân của nạn nhân có ở đây không vì phải có sự cho phép của họ thì ngỗ tác mới được khám nghiệm tử thi.
Qua một lúc, Nhật Tôn lên tiếng hỏi.
- Khám nghiệm đến đâu rồi?
- Bẩm Thái tử, nạn nhân là nam, chừng ba mươi tuổi. Trong móng tay thi thể có một chút đất còn dính lại, trên mặt thì có dấu hiệu bị kéo lê, có một vết đâm ở ngực trái, cho thấy hiện trường ban đầu không phải ở sông, nạn nhân đã bị sát hại rồi kéo đến sông mới bị chặt đầu. Hơn nữa, khả năng cao là chết vào canh ba hôm qua. Vì thi thể cũng đã phân hủy gần hết, cho thấy đã bị ngâm trong nước hơn một ngày.
Thường Kiệt đi tới gần thi thể, y nhìn qua một lượt rồi kết luận.
- Vết chém rất gọn, chắc hẳn hung thủ là người quen dùng kiếm, thậm chí là rất thuần thục, không thì cũng phải dùng đến một thanh kiếm rất bén.
Nhật Tôn gật gù cho là phải.
- Ngươi nói có lí lắm.
Y nghiêng đầu về phía Vũ Bình.
- Ở gần đây có tiệm mài kiếm nào không?
- Bẩm Thái tử, phường này có duy nhất một tiệm mài kiếm của Tiêu Phong.
- Dẫn đường đi.
- Tuân lệnh.
Đi thêm một dặm nữa thì đến được tiệm mài kiếm cũng như nơi ở của Tiêu Phong. Nhà được dựng bằng gỗ, còn mái thì lợp bằng lá.
- Cái này mà cháy thì có chạy đằng trời.
Hoàng Chí Hiển đi đằng sau khẽ cảm thán.
Bên ngoài là vậy, bên trong thì lại rất gọn gàng, đồ dùng được xếp ngăn nắp. Nhật Tôn nhìn người đàn ông chừng hai mươi trước mắt, anh ta thoạt trông cũng ưa nhìn, ở phường Thái Hoà này cũng coi như là mỹ nam.
- Các vị cần mài kiếm nào thì đưa cho tôi.
Nhật Tôn ra hiệu cho Hoàng Chí Hiển, y hiểu ý liền đưa thanh kiếm cho Tiêu Phong. Tiêu Phong vừa cầm lấy kiếm chợt khựng lại, nhưng rất nhanh đã bình tĩnh. Nhưng biểu cảm đó lại không qua được mắt của Nhật Tôn.
- Anh sao vậy? Kiếm có vấn đề gì sao?
- Không có gì. Các vị là người của triều đình à?
- Sao anh lại nghĩ vậy?
- Trên kiếm có khắc quốc ấn của triều đình.
Nhật Tôn chưa biết đáp lại ra sao thì Thường Kiệt đã bước tới giải vây.
- Cũng không giấu gì anh. Đây là Phụng Càn vương, người đang cải trang du ngoạn, nghe nói ở phường Thái Hoà có tiệm mài kiếm nổi tiếng, người mới đến xem thử.
Nhật Tôn ngẩn người nhìn Thường Kiệt, y không ngờ Thường Kiệt lại mượn danh em trai y Lý Nhật Trung để chữa cháy cái tình huống ấy. Cũng may Tiêu Phong không có nghi ngờ gì.
- Các vị quá khen. Tiệm của tôi chỉ là duy nhất ở phường Thái Hoà chứ không đến nỗi nổi tiếng.
Nhật Tôn đảo mắt nhìn xung quanh nhà, mắt y đập vào một thanh kiếm được chạm khắc rất tinh xảo. Y tiến đến toan cầm thanh kiếm lên chợt có bàn tay giữ lấy tay y.
- Thảo dân giờ mới biết là Phụng Càn vương có sở thích động vào đồ riêng tư của người khác.
Hoàng Chí Hiển tính tình vốn nóng nảy, hắn toan lao đến thì Thường Kiệt đã ngăn hắn lại.
- Ta chỉ thấy thanh kiếm này trông rất tinh xảo, muốn cầm lên xem thử. Nếu đã khiến ngươi khó chịu thì xin thứ lỗi.
Nhật Tôn quay về chỗ cũ, Tiêu Phong cũng tiếp tục mài kiếm nhưng ánh mắt đã trở nên đề phòng hơn.
- Ngươi sống một mình sao?
Tiêu Phong ngẩng lên nhìn Nhật Tôn một lúc. Sau cũng trả lời.
- Thảo dân mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống cùng em gái, nhưng nó đã chết cách đây ba năm.
- Em gái ngươi sao lại chết?
- Phụng Càn vương, có những chuyện đã qua rồi thì cứ để nó qua đi.
- Là ta vô ý.
Y vừa dứt lời, Tiêu Phong đưa thanh kiếm vừa mài xong cho Hoàng Chí Hiển. Hắn nhận lấy, trả tiền cho Tiêu Phong rồi bốn người cùng nhau bước ra khỏi tiệm.
________________
+Thông Thụy năm thứ ba: 1036.
+Ngỗ tác: bác sĩ pháp y.