Truyền Thuyết Bạch Long
Chương 6
11.
Ở Tây Vực, khi ngày và đêm dài bằng nhau, người Khương gọi nó là Tháng cừu non.
Lúc này cây cỏ xanh tốt, đúng là mùa chăn nuôi phát triển. Bọn họ sẽ ca hát nhảy múa, gi.ết cừu làm thịt, vây quanh đống lửa ăn thịt nướng, uống rượu sữa. Cũng sẽ cưỡi ngựa bắn tên, chơi đấu vật trên đồng cỏ.
Kỳ Mạc bảo là, cha mẹ cậu ta nghe nói tôi muốn kết hôn nên nhất quyết mời tôi và ông nội tới tổ chức hôn lễ ở bộ lạc. ngôn tình hay
Trước kia, mẹ của Kỳ Mạc bị bệnh rất nhiều năm, sau khi dùng bài thuốc của ông nội thì mới khỏi hẳn. Cả nhà họ đều rất biết ơn ông nội, cũng rất thích tôi.
Thế là, hôn lễ của tôi và Trình Gia được tổ chức ở bộ lạc của người Khương vào Tháng cừu non. Ngoài gia đình Kỳ Mạc thì còn có những người dân du mục khác trên thảo nguyên. Mọi người đều rất nhiệt tình, buổi tối tất cả cùng nhảy múa quanh đống lửa.
Tôi và Trình Gia mặc đồ cưới của dân tộc Khương, bị ép cùng một chỗ trong đám người đông đúc.
Trong tiếng hát chói tai, bọn họ cười đẩy tôi vào vòng tay Trình Gia.
Trình Gia cao hơn một cái đầu. Chàng ôm tôi vào lòng, không buông tay ra nữa.
Bầu không khí đêm hôm đó rất sôi động, nhốn nháo. Mọi người ăn thịt nướng, uống rượu sữa, lớn tiếng hát hò, quây quần nhảy múa.
Trong ánh lửa, tôi trông thấy ông nội ngồi cách đó không xa đang cười cười nói nói với cha của Kỳ Mạc. Cả mặt ông đỏ bừng.
Khi lại ngẩng đầu nhìn Trình Gia của tôi thì chàng cũng đang cúi đầu nhìn tôi.
Mắt chàng phản chiếu ánh lửa trại, quang ảnh li ti lấp lánh mà cũng rất đẹp.
Tôi nhìn bóng mình phản chiếu trong mắt chàng, trong con ngươi sâu thẳm, sau đó tôi toét miệng cười ngây ngô với chàng.
Chàng cúi đầu xuống, áp trán lên trán tôi rồi đặt lên khóe môi tôi một nụ hôn.
Tôi ôm lấy cổ chàng, ngửi được mùi rượu sữa ngựa cùng với mùi hương dễ ngửi trên người chàng. Mùi hương khiến lòng bình yên.
Tôi hỏi chàng: “Trình Gia, em vui lắm. Chàng có vui không?”
Trình Gia cười gật đầu, cúi xuống bên tai tôi, nói: “A Ly, nàng nhìn kìa. Trăng trên Thiên Sơn tròn quá.”
Tôi nhìn theo ánh mắt chàng. Xa xa bên trên những ngọn núi phủ đầy tuyết, mặt trăng treo cao giống như một cái đĩa ngọc, cũng giống như một viên minh châu.
Tôi đột nhiên nhớ tới một câu chuyện mà các thương nhân Trung Nguyên từng kể. Chu Mục Vương ngồi xe tám ngựa kéo tới phía Tây dãy Thiên Sơn, dâng lên rất nhiều lụa là gấm vóc cho Tây Vương Mẫu.
Tây Vương Mẫu tặng lại ông ta châu báu quý hiếm của Thiên Sơn. Bà uống rượu ca rằng: “Chúc quân trường thọ, mong quân trở lại.”
Tôi không muốn tình duyên ngắn ngủi của họ. Châu báu quý hiếm nhất trên Thiên Sơn phải xứng với người tốt nhất.
Tôi nhìn vào mắt Trình Gia, nghiêm túc nói với chàng: “Em tặng cho chàng vầng trăng trên Thiên Sơn. Trình Gia, chúc chàng trường thọ, mong chúng ta mãi mãi bên nhau.”
12.
Chúng tôi nán lại ở bộ lạc của người Khương mấy ngày, sau đó ông nội trở về thành Hu-Nê. Ông nói phải về phơi thuốc.
Tôi dẫn Trình Gia trở về nhà tròn cạnh Thiên Sơn.
Ngựa của tôi còn đang ở đó. Tên nó là Móng Tuyết.
Trình Gia cũng có một con ngựa. Con ngựa đó chúng tôi chọn được khi ở Thiện Thiện. Tôi đặt tên cho nó là Hoa Sương. Nó với Móng Tuyết giống nhau, toàn thân trắng như tuyết, là ngựa tốt của Ðại Uyên.
Ban ngày chúng tôi cưỡi ngựa tới Thiên Trì cho chúng ăn cỏ uống nước. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng thuận tiện đào thuốc giúp ông nội. Tuyết trên Thiên Sơn nuôi dưỡng vạn vật. Hoa sen tuyết thánh khiết, trong như băng, thuần khiết như ngọc.
Buổi tối chúng tôi nằm bên ngoài nhà tròn ngắm mặt trăng trên trời. Bốn phía im ắng, chỉ có hai đứa chúng tôi.
Tôi vẫn còn nhớ hôm mới cưới, lúc chúng tôi ở lại bộ lạc của người Khương.
Đêm đến, tôi và chàng ở trong lều nỉ, mặc nguyên quần áo mà ngủ, lặng lẽ nắm tay nhau.
Không ai nói gì. Một lúc lâu sau, tôi tưởng chàng ngủ rồi, nhịn không được mới gãi gãi vào lòng bàn tay chàng.
Trình Gia liếc tôi, đôi mắt đen lấp lánh.
Tôi hỏi: “Chàng buồn ngủ không?”
Trình Gia lắc đầu.
Tôi bèn dịch dịch mông, nép vào trong lòng chàng.
Chàng thuận thế ôm lấy tôi, tựa cằm lên đỉnh đầu tôi, cười khẽ: “Ngủ đi.”
Tôi không cam lòng, ghé sát vào tai chàng hỏi: “Cứ ngủ thế này thôi á? Không làm gì hết?”
Đống lửa bên ngoài vẫn còn ánh sáng le lói, chiếu vào trong lều vải. Tôi nhìn chàng mong chờ. Chàng đỏ mặt, dùng tay giữ đầu tôi, đàng hoàng ấn tôi vào trong ngực, giọng khàn khàn: “Không được. Bóng sẽ in lên lều vải, bị người khác nhìn thấy.”
Tôi chẳng hề để ý mà ôm chặt lấy chàng: “Không sao đâu. Mọi người đều thế mà, em còn nhìn thấy rồi ấy chứ.”
“Không được.”
Chàng lặp lại thêm lần nữa bên tai tôi, vỗ nhẹ vào mông tôi: “Khiếm nhã chớ nhìn. Sau này không cho phép nàng nhìn nữa.”
“…”
Đầu tôi vùi trong lòng chàng. Ngửi thấy mùi hương trên người chàng, tôi thực sự hơi thòm thèm: “Nhưng mà em muốn sinh rồng con.”
“Hả?”
“Bé… bé con. Em muốn sinh bé con.”
Tim Trình Gia đập rất nhanh, thình thịch thình thịch, vòng tay cũng rất ấm áp, nóng bỏng vô cùng.
Tôi ngẩng đầu nhìn chàng mong đợi. Chàng nín thở, tai đỏ ửng, tay chậm rãi luồn vào trong áo, đặt lên lưng tôi. Sau đó, chàng lại vùi đầu vào cổ tôi, bật cười nói: “Đừng sốt ruột, chờ chút đi.”
Chàng đúng là giỏi nhịn.
Có một dạo tôi còn tưởng là chàng có bệnh cơ.
Bởi vì lúc ở bộ lạc người Khương, mẹ của Kỳ Mạc đã hỏi nhỏ tôi: “Vì sao ban đêm các ngươi chẳng có chút động tĩnh nào cả? Có phải hắn không ổn lắm không? Như vậy không được đâu.”
Tôi còn đang buồn rầu không biết nên nói chuyện này cho ông nội thế nào để ông nghĩ cách trị bệnh giúp Trình Gia. Kết quả là, sau khi quay về căn nhà bên dưới Thiên Sơn, lúc chỉ có hai người chúng tôi, bản tính của chàng mới bộc lộ ra.
Lúc trời tối, chàng ôm tôi lăn qua lăn lại trên đồng cỏ, lăn mãi đến khi tôi mệt không chịu nổi, chàng bất mãn nhéo gáy tôi: “Dậy đi, sinh em bé.”
Tôi lẩm bẩm, ngó lơ chàng.
Chàng dùng bàn tay vỗ tôi, vân vê tai tôi, tiếp tục khàn giọng dỗ dành: “A Ly ngoan nào, dậy sinh bé con, cố lên nào.”
Tôi cảm thấy Trình Gia không đáng yêu như trước nữa, còn hơi hư hỏng. Thế nhưng tôi vẫn rất thích rất thích chàng.
Sau đó, chúng tôi lại trở về thành Hu-Nê.
Cái gì Trình Gia cũng thạo. Tây Vực phát triển về chăn nuôi, thích ăn thịt. Chàng dùng cách của Trung Nguyên để nướng thịt, còn nói có thể làm thịt xiên, nhúng lẩu. Chàng còn biết ủ rượu nho nữa. Mùi vị vậy mà thơm ngọt hơn so với loại rượu chúng tôi thường uống.
Khi tôi đã ăn chán bánh mì của người Hồ và thịt khô, quả thực tôi đã yêu Trình Gia đến cùng cực, khuôn mặt được chàng chăm mà tròn hẳn ra.
Những người hàng xóm xung quanh chúng tôi cũng rất thích kỹ thuật Trung Nguyên của chàng. Cô nàng A Tang của cửa hàng nhạc cụ thậm chí còn chạy tới hỏi tôi đã quen biết Trình Gia ở đâu. Nàng ta cũng muốn tìm một người Trung Nguyên giống chàng để kết hôn.
Cô ta ngày nào cũng chạy tới chỗ chúng tôi. Trình Gia làm cái gì cô ta cũng phải nếm thử.
Áo ngắn hở ngực với áo cánh tay lỡ của A Tang phanh ra rất rộng. Váy của cô ả còn ngắn hơn váy của tôi, buổi trưa còn lộ bắp chân. Cô ta vây quanh Trình Gia hỏi có thích đàn nhị không, rằng cô ta chơi đàn khá hay.
Tôi đứng một bên có chút tức giận. Tôi bước lên giật lấy cây đàn trong tay A Tang rồi kéo loạn một bài ngẫu hứng.
Sắc mặt của A Tang tức khắc khó coi, cô ả trừng mắt lườm tôi.
Đàn xong, tôi hung dữ nói với ả: “Cô còn quyến rũ chồng tôi nữa xem, tôi lấy đàn đập vỡ đầu cô!”
A Tang khịt mũi, cầm cây đàn của mình bỏ đi.
Tôi quay đầu lại, trông thấy Trình Gia đang nhìn tôi chằm chằm, mặt đầy ý cười. Tôi nhịn không được mà quát chàng: “Chàng không được phép nhìn ả ta!”
Chàng nhướng mày một cách vô tội: “Ta không có nhìn nàng.”
“Cũng không cho phép chàng nói chuyện với cô ả.”
“Ồ, vậy không được, như vậy không công bằng với ta.”
Tôi mở to mắt, vừa muốn nói, Trình Gia đã vươn tay kéo tôi vào lòng. Chàng nín cười, nói nghiêm túc: “Lần trước, nàng và Kỳ Mạc cùng nhau đi tới chỗ cha cậu ta xem ngựa con mới đẻ, kết quả là ở bên đó liền hai ngày mới về.”
“Có… có vấn đề gì sao?”
Tôi lắp bắp. Trình Gia nhếch khóe miệng, nhìn tôi cười như có như không.
Tôi đột nhiên chột dạ, nhớ tới lần đó mẹ Kỳ Mạc kéo tay tôi, cố thuyết phục tôi: “Người Trung Nguyên không được đâu. Đừng thích hắn nữa. Ngươi tới với Kỳ Mạc đi, Kỳ Mạc là đứa trẻ ngoan.”
Nhưng đó là lúc ở bộ lạc của người Khương, Trình Gia không thể nào biết được những chuyện này. Tôi hơi không dám nhìn vào mắt chàng. Trình Gia thở dài, đưa tay xoa đầu tôi.
“A Ly, ta không phải kẻ ngốc, cho nên sau này nàng có thể quan tâm tới cảm nhận của ta được không?”
Nếu chàng không nói, tôi vẫn còn chưa nhận ra. Từ khi trở lại thành Hu-Nê, tôi với Kỳ Mạc vẫn giống như trước kia. Gần như mỗi ngày cậu ta đều tới tìm tôi, hai đứa chúng tôi nói nói cười cười, có thể trò chuyện rất lâu.
Mỗi năm Kỳ Mạc đều phải tự tay làm một đôi ủng da dê cho tôi. Quan hệ giữa hai chúng tôi vẫn luôn rất tốt. Thế nên khi cậu ta nói con ngựa non mới sinh nhà mình không có đuôi, tôi lập tức nổi hứng, quên chưa nói một tiếng với Trình Gia đã chạy đi.
Sau đó, tôi chơi rất vui nên ở lại hai đêm ở bộ lạc của người Khương.
Lúc đó, tôi còn nghĩ nên dẫn Trình Gia đi cùng, thế nào lại quên mất chàng chứ?
Bây giờ đầu óc đã mở mang, tôi cảm thấy hành vi của mình quá tệ, rất không công bằng với Trình Gia. Chàng là người Trung Nguyên, ở đây chàng không có bạn bè, bình thường ngoài những lúc ở bên tôi thì chàng chỉ chơi cờ với ông nội. Có điều ông nội chơi cờ rất giỏi, sau khi thắng chàng mấy ván thì ông không còn hứng thú nữa.
Ông nội hẳn là thích Kỳ Mạc hơn. Ông thường nhìn Kỳ Mạc rồi lặng lẽ cảm khái: “Trắng thêm tí nữa thì tốt rồi. Sao mà đen như vậy chứ? Cả người trên dưới chỉ thấy mỗi hàm răng.”
Tôi hơi áy náy, giang tay ôm lấy eo Trình Gia: “Xin lỗi, sau này em sẽ không thế nữa.”
Trình Gia lại khẽ thở dài, nhìn tôi nói: “A Ly, ta ở lại đây bởi vì nàng. Nàng bảo ta quên tất cả mọi thứ về Trung Nguyên, nhưng nàng có thể bảo đảm bản thân sẽ không thay đổi, sẽ mãi thích ta không?”
“Có thể! Em có thể!” Tôi vội vàng trả lời, giơ tay thề.
Trình Gia mỉm cười, lại ghé vào tai tôi, thấp giọng thì thầm: “Chúng ta quay về Thiên Sơn ở một thời gian, được không?”
“Tại sao?”
“Ta thích ở chỗ đó. Ở đó muốn làm gì thì làm.”
Chàng nhìn tôi cười, ánh mắt sâu thẳm rơi vào trong mắt tôi: “Nơi này không tiện tạo em bé, cũng không nhìn thấy được mặt trăng trên Thiên Sơn.”
Tôi há to miệng, một lúc lâu sau mới vui vẻ nói: “Vậy ngày mai chúng ta quay về.”
Ở Tây Vực, khi ngày và đêm dài bằng nhau, người Khương gọi nó là Tháng cừu non.
Lúc này cây cỏ xanh tốt, đúng là mùa chăn nuôi phát triển. Bọn họ sẽ ca hát nhảy múa, gi.ết cừu làm thịt, vây quanh đống lửa ăn thịt nướng, uống rượu sữa. Cũng sẽ cưỡi ngựa bắn tên, chơi đấu vật trên đồng cỏ.
Kỳ Mạc bảo là, cha mẹ cậu ta nghe nói tôi muốn kết hôn nên nhất quyết mời tôi và ông nội tới tổ chức hôn lễ ở bộ lạc. ngôn tình hay
Trước kia, mẹ của Kỳ Mạc bị bệnh rất nhiều năm, sau khi dùng bài thuốc của ông nội thì mới khỏi hẳn. Cả nhà họ đều rất biết ơn ông nội, cũng rất thích tôi.
Thế là, hôn lễ của tôi và Trình Gia được tổ chức ở bộ lạc của người Khương vào Tháng cừu non. Ngoài gia đình Kỳ Mạc thì còn có những người dân du mục khác trên thảo nguyên. Mọi người đều rất nhiệt tình, buổi tối tất cả cùng nhảy múa quanh đống lửa.
Tôi và Trình Gia mặc đồ cưới của dân tộc Khương, bị ép cùng một chỗ trong đám người đông đúc.
Trong tiếng hát chói tai, bọn họ cười đẩy tôi vào vòng tay Trình Gia.
Trình Gia cao hơn một cái đầu. Chàng ôm tôi vào lòng, không buông tay ra nữa.
Bầu không khí đêm hôm đó rất sôi động, nhốn nháo. Mọi người ăn thịt nướng, uống rượu sữa, lớn tiếng hát hò, quây quần nhảy múa.
Trong ánh lửa, tôi trông thấy ông nội ngồi cách đó không xa đang cười cười nói nói với cha của Kỳ Mạc. Cả mặt ông đỏ bừng.
Khi lại ngẩng đầu nhìn Trình Gia của tôi thì chàng cũng đang cúi đầu nhìn tôi.
Mắt chàng phản chiếu ánh lửa trại, quang ảnh li ti lấp lánh mà cũng rất đẹp.
Tôi nhìn bóng mình phản chiếu trong mắt chàng, trong con ngươi sâu thẳm, sau đó tôi toét miệng cười ngây ngô với chàng.
Chàng cúi đầu xuống, áp trán lên trán tôi rồi đặt lên khóe môi tôi một nụ hôn.
Tôi ôm lấy cổ chàng, ngửi được mùi rượu sữa ngựa cùng với mùi hương dễ ngửi trên người chàng. Mùi hương khiến lòng bình yên.
Tôi hỏi chàng: “Trình Gia, em vui lắm. Chàng có vui không?”
Trình Gia cười gật đầu, cúi xuống bên tai tôi, nói: “A Ly, nàng nhìn kìa. Trăng trên Thiên Sơn tròn quá.”
Tôi nhìn theo ánh mắt chàng. Xa xa bên trên những ngọn núi phủ đầy tuyết, mặt trăng treo cao giống như một cái đĩa ngọc, cũng giống như một viên minh châu.
Tôi đột nhiên nhớ tới một câu chuyện mà các thương nhân Trung Nguyên từng kể. Chu Mục Vương ngồi xe tám ngựa kéo tới phía Tây dãy Thiên Sơn, dâng lên rất nhiều lụa là gấm vóc cho Tây Vương Mẫu.
Tây Vương Mẫu tặng lại ông ta châu báu quý hiếm của Thiên Sơn. Bà uống rượu ca rằng: “Chúc quân trường thọ, mong quân trở lại.”
Tôi không muốn tình duyên ngắn ngủi của họ. Châu báu quý hiếm nhất trên Thiên Sơn phải xứng với người tốt nhất.
Tôi nhìn vào mắt Trình Gia, nghiêm túc nói với chàng: “Em tặng cho chàng vầng trăng trên Thiên Sơn. Trình Gia, chúc chàng trường thọ, mong chúng ta mãi mãi bên nhau.”
12.
Chúng tôi nán lại ở bộ lạc của người Khương mấy ngày, sau đó ông nội trở về thành Hu-Nê. Ông nói phải về phơi thuốc.
Tôi dẫn Trình Gia trở về nhà tròn cạnh Thiên Sơn.
Ngựa của tôi còn đang ở đó. Tên nó là Móng Tuyết.
Trình Gia cũng có một con ngựa. Con ngựa đó chúng tôi chọn được khi ở Thiện Thiện. Tôi đặt tên cho nó là Hoa Sương. Nó với Móng Tuyết giống nhau, toàn thân trắng như tuyết, là ngựa tốt của Ðại Uyên.
Ban ngày chúng tôi cưỡi ngựa tới Thiên Trì cho chúng ăn cỏ uống nước. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng thuận tiện đào thuốc giúp ông nội. Tuyết trên Thiên Sơn nuôi dưỡng vạn vật. Hoa sen tuyết thánh khiết, trong như băng, thuần khiết như ngọc.
Buổi tối chúng tôi nằm bên ngoài nhà tròn ngắm mặt trăng trên trời. Bốn phía im ắng, chỉ có hai đứa chúng tôi.
Tôi vẫn còn nhớ hôm mới cưới, lúc chúng tôi ở lại bộ lạc của người Khương.
Đêm đến, tôi và chàng ở trong lều nỉ, mặc nguyên quần áo mà ngủ, lặng lẽ nắm tay nhau.
Không ai nói gì. Một lúc lâu sau, tôi tưởng chàng ngủ rồi, nhịn không được mới gãi gãi vào lòng bàn tay chàng.
Trình Gia liếc tôi, đôi mắt đen lấp lánh.
Tôi hỏi: “Chàng buồn ngủ không?”
Trình Gia lắc đầu.
Tôi bèn dịch dịch mông, nép vào trong lòng chàng.
Chàng thuận thế ôm lấy tôi, tựa cằm lên đỉnh đầu tôi, cười khẽ: “Ngủ đi.”
Tôi không cam lòng, ghé sát vào tai chàng hỏi: “Cứ ngủ thế này thôi á? Không làm gì hết?”
Đống lửa bên ngoài vẫn còn ánh sáng le lói, chiếu vào trong lều vải. Tôi nhìn chàng mong chờ. Chàng đỏ mặt, dùng tay giữ đầu tôi, đàng hoàng ấn tôi vào trong ngực, giọng khàn khàn: “Không được. Bóng sẽ in lên lều vải, bị người khác nhìn thấy.”
Tôi chẳng hề để ý mà ôm chặt lấy chàng: “Không sao đâu. Mọi người đều thế mà, em còn nhìn thấy rồi ấy chứ.”
“Không được.”
Chàng lặp lại thêm lần nữa bên tai tôi, vỗ nhẹ vào mông tôi: “Khiếm nhã chớ nhìn. Sau này không cho phép nàng nhìn nữa.”
“…”
Đầu tôi vùi trong lòng chàng. Ngửi thấy mùi hương trên người chàng, tôi thực sự hơi thòm thèm: “Nhưng mà em muốn sinh rồng con.”
“Hả?”
“Bé… bé con. Em muốn sinh bé con.”
Tim Trình Gia đập rất nhanh, thình thịch thình thịch, vòng tay cũng rất ấm áp, nóng bỏng vô cùng.
Tôi ngẩng đầu nhìn chàng mong đợi. Chàng nín thở, tai đỏ ửng, tay chậm rãi luồn vào trong áo, đặt lên lưng tôi. Sau đó, chàng lại vùi đầu vào cổ tôi, bật cười nói: “Đừng sốt ruột, chờ chút đi.”
Chàng đúng là giỏi nhịn.
Có một dạo tôi còn tưởng là chàng có bệnh cơ.
Bởi vì lúc ở bộ lạc người Khương, mẹ của Kỳ Mạc đã hỏi nhỏ tôi: “Vì sao ban đêm các ngươi chẳng có chút động tĩnh nào cả? Có phải hắn không ổn lắm không? Như vậy không được đâu.”
Tôi còn đang buồn rầu không biết nên nói chuyện này cho ông nội thế nào để ông nghĩ cách trị bệnh giúp Trình Gia. Kết quả là, sau khi quay về căn nhà bên dưới Thiên Sơn, lúc chỉ có hai người chúng tôi, bản tính của chàng mới bộc lộ ra.
Lúc trời tối, chàng ôm tôi lăn qua lăn lại trên đồng cỏ, lăn mãi đến khi tôi mệt không chịu nổi, chàng bất mãn nhéo gáy tôi: “Dậy đi, sinh em bé.”
Tôi lẩm bẩm, ngó lơ chàng.
Chàng dùng bàn tay vỗ tôi, vân vê tai tôi, tiếp tục khàn giọng dỗ dành: “A Ly ngoan nào, dậy sinh bé con, cố lên nào.”
Tôi cảm thấy Trình Gia không đáng yêu như trước nữa, còn hơi hư hỏng. Thế nhưng tôi vẫn rất thích rất thích chàng.
Sau đó, chúng tôi lại trở về thành Hu-Nê.
Cái gì Trình Gia cũng thạo. Tây Vực phát triển về chăn nuôi, thích ăn thịt. Chàng dùng cách của Trung Nguyên để nướng thịt, còn nói có thể làm thịt xiên, nhúng lẩu. Chàng còn biết ủ rượu nho nữa. Mùi vị vậy mà thơm ngọt hơn so với loại rượu chúng tôi thường uống.
Khi tôi đã ăn chán bánh mì của người Hồ và thịt khô, quả thực tôi đã yêu Trình Gia đến cùng cực, khuôn mặt được chàng chăm mà tròn hẳn ra.
Những người hàng xóm xung quanh chúng tôi cũng rất thích kỹ thuật Trung Nguyên của chàng. Cô nàng A Tang của cửa hàng nhạc cụ thậm chí còn chạy tới hỏi tôi đã quen biết Trình Gia ở đâu. Nàng ta cũng muốn tìm một người Trung Nguyên giống chàng để kết hôn.
Cô ta ngày nào cũng chạy tới chỗ chúng tôi. Trình Gia làm cái gì cô ta cũng phải nếm thử.
Áo ngắn hở ngực với áo cánh tay lỡ của A Tang phanh ra rất rộng. Váy của cô ả còn ngắn hơn váy của tôi, buổi trưa còn lộ bắp chân. Cô ta vây quanh Trình Gia hỏi có thích đàn nhị không, rằng cô ta chơi đàn khá hay.
Tôi đứng một bên có chút tức giận. Tôi bước lên giật lấy cây đàn trong tay A Tang rồi kéo loạn một bài ngẫu hứng.
Sắc mặt của A Tang tức khắc khó coi, cô ả trừng mắt lườm tôi.
Đàn xong, tôi hung dữ nói với ả: “Cô còn quyến rũ chồng tôi nữa xem, tôi lấy đàn đập vỡ đầu cô!”
A Tang khịt mũi, cầm cây đàn của mình bỏ đi.
Tôi quay đầu lại, trông thấy Trình Gia đang nhìn tôi chằm chằm, mặt đầy ý cười. Tôi nhịn không được mà quát chàng: “Chàng không được phép nhìn ả ta!”
Chàng nhướng mày một cách vô tội: “Ta không có nhìn nàng.”
“Cũng không cho phép chàng nói chuyện với cô ả.”
“Ồ, vậy không được, như vậy không công bằng với ta.”
Tôi mở to mắt, vừa muốn nói, Trình Gia đã vươn tay kéo tôi vào lòng. Chàng nín cười, nói nghiêm túc: “Lần trước, nàng và Kỳ Mạc cùng nhau đi tới chỗ cha cậu ta xem ngựa con mới đẻ, kết quả là ở bên đó liền hai ngày mới về.”
“Có… có vấn đề gì sao?”
Tôi lắp bắp. Trình Gia nhếch khóe miệng, nhìn tôi cười như có như không.
Tôi đột nhiên chột dạ, nhớ tới lần đó mẹ Kỳ Mạc kéo tay tôi, cố thuyết phục tôi: “Người Trung Nguyên không được đâu. Đừng thích hắn nữa. Ngươi tới với Kỳ Mạc đi, Kỳ Mạc là đứa trẻ ngoan.”
Nhưng đó là lúc ở bộ lạc của người Khương, Trình Gia không thể nào biết được những chuyện này. Tôi hơi không dám nhìn vào mắt chàng. Trình Gia thở dài, đưa tay xoa đầu tôi.
“A Ly, ta không phải kẻ ngốc, cho nên sau này nàng có thể quan tâm tới cảm nhận của ta được không?”
Nếu chàng không nói, tôi vẫn còn chưa nhận ra. Từ khi trở lại thành Hu-Nê, tôi với Kỳ Mạc vẫn giống như trước kia. Gần như mỗi ngày cậu ta đều tới tìm tôi, hai đứa chúng tôi nói nói cười cười, có thể trò chuyện rất lâu.
Mỗi năm Kỳ Mạc đều phải tự tay làm một đôi ủng da dê cho tôi. Quan hệ giữa hai chúng tôi vẫn luôn rất tốt. Thế nên khi cậu ta nói con ngựa non mới sinh nhà mình không có đuôi, tôi lập tức nổi hứng, quên chưa nói một tiếng với Trình Gia đã chạy đi.
Sau đó, tôi chơi rất vui nên ở lại hai đêm ở bộ lạc của người Khương.
Lúc đó, tôi còn nghĩ nên dẫn Trình Gia đi cùng, thế nào lại quên mất chàng chứ?
Bây giờ đầu óc đã mở mang, tôi cảm thấy hành vi của mình quá tệ, rất không công bằng với Trình Gia. Chàng là người Trung Nguyên, ở đây chàng không có bạn bè, bình thường ngoài những lúc ở bên tôi thì chàng chỉ chơi cờ với ông nội. Có điều ông nội chơi cờ rất giỏi, sau khi thắng chàng mấy ván thì ông không còn hứng thú nữa.
Ông nội hẳn là thích Kỳ Mạc hơn. Ông thường nhìn Kỳ Mạc rồi lặng lẽ cảm khái: “Trắng thêm tí nữa thì tốt rồi. Sao mà đen như vậy chứ? Cả người trên dưới chỉ thấy mỗi hàm răng.”
Tôi hơi áy náy, giang tay ôm lấy eo Trình Gia: “Xin lỗi, sau này em sẽ không thế nữa.”
Trình Gia lại khẽ thở dài, nhìn tôi nói: “A Ly, ta ở lại đây bởi vì nàng. Nàng bảo ta quên tất cả mọi thứ về Trung Nguyên, nhưng nàng có thể bảo đảm bản thân sẽ không thay đổi, sẽ mãi thích ta không?”
“Có thể! Em có thể!” Tôi vội vàng trả lời, giơ tay thề.
Trình Gia mỉm cười, lại ghé vào tai tôi, thấp giọng thì thầm: “Chúng ta quay về Thiên Sơn ở một thời gian, được không?”
“Tại sao?”
“Ta thích ở chỗ đó. Ở đó muốn làm gì thì làm.”
Chàng nhìn tôi cười, ánh mắt sâu thẳm rơi vào trong mắt tôi: “Nơi này không tiện tạo em bé, cũng không nhìn thấy được mặt trăng trên Thiên Sơn.”
Tôi há to miệng, một lúc lâu sau mới vui vẻ nói: “Vậy ngày mai chúng ta quay về.”