Xuyên Thành Mẹ Kế Ác Độc, Trả Thù Nam Chính
Chương 10
Được hay không được 1
Sân của nhà ngang rất lớn, còn có rất nhiều trụ bóng rổ bằng gỗ nữa, mười mấy đứa trẻ vui đùa trong sân, còn có vài đứa bé mới học đi cách đây không lâu, nắm lấy tay mẹ mình, không ngừng muốn xông về phía anh chị.
Khi được mẹ bế lên đi bên cạnh thì miệng lại chỉ biết khóc oa oa thật lớn.
Phong Ánh Nguyệt nghiêng đầu nhìn vài lần, Đường Văn Sinh dừng bước đợi cô.
Ra khỏi nhà ngang chính là hai con đường lớn, Đường Văn Sinh chỉ vào con đường bên tay phải: “Đây là đường đến nhà máy sản xuất giấy.”
Con đường bên trái là đường đi vào thành phố.
Vị trí của nhà ngang chắn ngay nhà máy sản xuất giấy, đương nhiên cũng nằm bên cạnh thành phố, từ đây đến thị trấn còn phải đi thêm khoảng hai mươi phút.
Trên đường đi còn có thể ngắm nhìn những căn nhà gạch, nhà tranh hoặc nhà bằng gỗ vân vân, so với những căn nhà cao tầng mọc đầy phía sau thì thị trấn phía trước trông mộc mạc hơn rất nhiều.
Đi hết một vòng, họ đến Cung tiêu xã mua năm kilogram bột ngô, Đường Văn Sinh bảo cô tự quyết định mua những thứ khác, Phong Ánh Nguyệt nhìn rồi hỏi: “Trong nhà còn kim chỉ không?”
“Còn.” Đường Văn Sinh gật đầu.
“Vậy đê* cũng còn đúng không?”
(*) Đê: cái đê (dùng để khâu tay)
Đường Văn Sinh suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu: “Không có.”
Anh biết may vá quần áo, nhưng chưa từng làm qua những việc như may giày nên trong nhà không có đê.
Vì thế Phong Ánh Nguyệt đã mua đê và một số dụng cụ cần để khâu đế giày, tổng cộng tiêu hết một hào.
Mang theo năm hào, còn dư lại bốn hào.
Sau đó họ đi đến chợ nông sản.
Ở đây có Cung tiêu xã, cũng có xưởng chế biến thịt và chợ vải, rau củ quả cũng không phải của tư nhân, tất cả đều do nhà nước thu lại rồi mang đến thành phố bán.
Lúc này thịt không còn bao nhiêu, bây giờ người ta thích ăn thịt mỡ hơn là thịt nạc, cho nên số thịt còn lại đa phần đều chỉ còn thịt nạc, Cung tiêu xã mà Đường Văn Sinh đi từ sớm nằm cạnh nhà máy sản xuất giấy chứ không nằm bên này.
Thêm nữa cũng không có phiếu thịt, dùng tiền mua thì phải tốn rất nhiều tiền. Thêm nữa ở nhà còn có một miếng thịt bò hun khói do mẹ Đường mang đến, cho nên họ không cần mua thịt.
Phong Ánh Nguyệt chỉ là tò mò nhìn sang hàng thịt, sau đó lúc phát hiện Đường Văn Sinh chuẩn bị đi vào thì kéo anh đi: “Ở nhà không phải còn thịt bò hun khói sao? Ăn xong hết rồi tính tiếp vậy.”
Những ngày này càng ngày càng nóng, không ăn sẽ thiu mất.
Đường Văn Sinh nhìn sang cánh tay đang bắt lấy mình của đối phương, sẵn tiện nhìn lên số rau củ cô vừa mua.
Cũng không có gì nhiều, rau thì cũng chỉ vài loại đó, thời đại này cũng không có nhà kính trồng rau quả gì, đương nhiên cũng chỉ có thể ăn rau quả theo mùa thôi.
Đường Văn Sinh chọn một bó hương thung, Phong Ánh Nguyệt chọn một bó rau cần, còn thêm một bó rau diếp.
Tổng cộng tiêu hết năm xu.
Hương thung một xu một bó, một tay của Đường Văn Sinh đúng lúc cầm được một bó, rau cần thì một bó hai cân giá hai xu, rau diếp cũng hơn hai cân một bó, cũng hai xu.
Phần trên lá rau diếp có thể dùng để xào, nấu canh, thân bên dưới non hơn có thể dùng để trộn gỏi, cũng có thể xào lên.
Dù sao trên dưới cũng đều là bảo vật.
Đường Văn Sinh cầm những thứ nặng, còn những thứ nhẹ hơn thì đưa Phong Ánh Nguyệt cầm, lúc họ ra khỏi cửa đã mang theo hai chiếc túi bằng vải.
Lúc này đây lại đựng đầy cả túi.
Sau khi về đến nhà ngang, Đường Văn Sinh mở chiếc tủ dài ra, đổ bột ngô vào đó: “Lương thực đều được đặt ở đây cả, thùng gỗ thì chứa được nhiều hơn.”
Phong Ánh Nguyệt nhìn sang đó, trong tủ còn có một tấm ngăn bằng gỗ, ngăn bên trái để lương thực, ngăn bên phải thì để thức ăn người khác đưa đến.
Thịt bò xông khói được treo trên chiếc đinh bên trên tủ.
Đang nhìn thì Triệu Thiên đứng ngoài cửa thò đầu vào thăm dò, thấy họ đều ở bên ngoài nên đã thấp giọng gọi Đường Văn Sinh: “Văn Sinh, tôi có chút chuyện cần tìm cậu.”
Phong Ánh Nguyệt thấy dáng vẻ cẩn thận từng chút một của Đường Văn Sinh thì không nhịn được cong môi lên, nói với anh: “Anh đi đi, em sắp xếp lại đồ đạc một chút.”
“Được.” Đường Văn Sinh gật đầu, ra ngoài với Triệu Thiên.
Phong Ánh Nguyệt dùng chiếc gáo nhỏ múc ít bột ngô ra, trong nhà có nước sạch, là do Đường Văn Sinh gánh về, cô nhào nặn số bột ngô kia trước, sau đó sắp xếp đựng hương thung và lá rau diếp vào trong cái rổ.
Trong chiếc tủ dài có một túi trứng gà, cô lấy hai quả ra để chuẩn bị sẵn, bây giờ vẫn còn sớm nên cô chuẩn bị đồ ăn các thứ trước.
Thật sự nhà rất sạch sẽ, không có gì phải bận bịu cả, vì thế Phong Ánh Nguyệt đã lấy kim chỉ và dụng cụ để khâu đế giày ra, ngồi trước cửa vùi đầu vào làm.
Sân của nhà ngang rất lớn, còn có rất nhiều trụ bóng rổ bằng gỗ nữa, mười mấy đứa trẻ vui đùa trong sân, còn có vài đứa bé mới học đi cách đây không lâu, nắm lấy tay mẹ mình, không ngừng muốn xông về phía anh chị.
Khi được mẹ bế lên đi bên cạnh thì miệng lại chỉ biết khóc oa oa thật lớn.
Phong Ánh Nguyệt nghiêng đầu nhìn vài lần, Đường Văn Sinh dừng bước đợi cô.
Ra khỏi nhà ngang chính là hai con đường lớn, Đường Văn Sinh chỉ vào con đường bên tay phải: “Đây là đường đến nhà máy sản xuất giấy.”
Con đường bên trái là đường đi vào thành phố.
Vị trí của nhà ngang chắn ngay nhà máy sản xuất giấy, đương nhiên cũng nằm bên cạnh thành phố, từ đây đến thị trấn còn phải đi thêm khoảng hai mươi phút.
Trên đường đi còn có thể ngắm nhìn những căn nhà gạch, nhà tranh hoặc nhà bằng gỗ vân vân, so với những căn nhà cao tầng mọc đầy phía sau thì thị trấn phía trước trông mộc mạc hơn rất nhiều.
Đi hết một vòng, họ đến Cung tiêu xã mua năm kilogram bột ngô, Đường Văn Sinh bảo cô tự quyết định mua những thứ khác, Phong Ánh Nguyệt nhìn rồi hỏi: “Trong nhà còn kim chỉ không?”
“Còn.” Đường Văn Sinh gật đầu.
“Vậy đê* cũng còn đúng không?”
(*) Đê: cái đê (dùng để khâu tay)
Đường Văn Sinh suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu: “Không có.”
Anh biết may vá quần áo, nhưng chưa từng làm qua những việc như may giày nên trong nhà không có đê.
Vì thế Phong Ánh Nguyệt đã mua đê và một số dụng cụ cần để khâu đế giày, tổng cộng tiêu hết một hào.
Mang theo năm hào, còn dư lại bốn hào.
Sau đó họ đi đến chợ nông sản.
Ở đây có Cung tiêu xã, cũng có xưởng chế biến thịt và chợ vải, rau củ quả cũng không phải của tư nhân, tất cả đều do nhà nước thu lại rồi mang đến thành phố bán.
Lúc này thịt không còn bao nhiêu, bây giờ người ta thích ăn thịt mỡ hơn là thịt nạc, cho nên số thịt còn lại đa phần đều chỉ còn thịt nạc, Cung tiêu xã mà Đường Văn Sinh đi từ sớm nằm cạnh nhà máy sản xuất giấy chứ không nằm bên này.
Thêm nữa cũng không có phiếu thịt, dùng tiền mua thì phải tốn rất nhiều tiền. Thêm nữa ở nhà còn có một miếng thịt bò hun khói do mẹ Đường mang đến, cho nên họ không cần mua thịt.
Phong Ánh Nguyệt chỉ là tò mò nhìn sang hàng thịt, sau đó lúc phát hiện Đường Văn Sinh chuẩn bị đi vào thì kéo anh đi: “Ở nhà không phải còn thịt bò hun khói sao? Ăn xong hết rồi tính tiếp vậy.”
Những ngày này càng ngày càng nóng, không ăn sẽ thiu mất.
Đường Văn Sinh nhìn sang cánh tay đang bắt lấy mình của đối phương, sẵn tiện nhìn lên số rau củ cô vừa mua.
Cũng không có gì nhiều, rau thì cũng chỉ vài loại đó, thời đại này cũng không có nhà kính trồng rau quả gì, đương nhiên cũng chỉ có thể ăn rau quả theo mùa thôi.
Đường Văn Sinh chọn một bó hương thung, Phong Ánh Nguyệt chọn một bó rau cần, còn thêm một bó rau diếp.
Tổng cộng tiêu hết năm xu.
Hương thung một xu một bó, một tay của Đường Văn Sinh đúng lúc cầm được một bó, rau cần thì một bó hai cân giá hai xu, rau diếp cũng hơn hai cân một bó, cũng hai xu.
Phần trên lá rau diếp có thể dùng để xào, nấu canh, thân bên dưới non hơn có thể dùng để trộn gỏi, cũng có thể xào lên.
Dù sao trên dưới cũng đều là bảo vật.
Đường Văn Sinh cầm những thứ nặng, còn những thứ nhẹ hơn thì đưa Phong Ánh Nguyệt cầm, lúc họ ra khỏi cửa đã mang theo hai chiếc túi bằng vải.
Lúc này đây lại đựng đầy cả túi.
Sau khi về đến nhà ngang, Đường Văn Sinh mở chiếc tủ dài ra, đổ bột ngô vào đó: “Lương thực đều được đặt ở đây cả, thùng gỗ thì chứa được nhiều hơn.”
Phong Ánh Nguyệt nhìn sang đó, trong tủ còn có một tấm ngăn bằng gỗ, ngăn bên trái để lương thực, ngăn bên phải thì để thức ăn người khác đưa đến.
Thịt bò xông khói được treo trên chiếc đinh bên trên tủ.
Đang nhìn thì Triệu Thiên đứng ngoài cửa thò đầu vào thăm dò, thấy họ đều ở bên ngoài nên đã thấp giọng gọi Đường Văn Sinh: “Văn Sinh, tôi có chút chuyện cần tìm cậu.”
Phong Ánh Nguyệt thấy dáng vẻ cẩn thận từng chút một của Đường Văn Sinh thì không nhịn được cong môi lên, nói với anh: “Anh đi đi, em sắp xếp lại đồ đạc một chút.”
“Được.” Đường Văn Sinh gật đầu, ra ngoài với Triệu Thiên.
Phong Ánh Nguyệt dùng chiếc gáo nhỏ múc ít bột ngô ra, trong nhà có nước sạch, là do Đường Văn Sinh gánh về, cô nhào nặn số bột ngô kia trước, sau đó sắp xếp đựng hương thung và lá rau diếp vào trong cái rổ.
Trong chiếc tủ dài có một túi trứng gà, cô lấy hai quả ra để chuẩn bị sẵn, bây giờ vẫn còn sớm nên cô chuẩn bị đồ ăn các thứ trước.
Thật sự nhà rất sạch sẽ, không có gì phải bận bịu cả, vì thế Phong Ánh Nguyệt đã lấy kim chỉ và dụng cụ để khâu đế giày ra, ngồi trước cửa vùi đầu vào làm.